CHẬU CÂY THIẾT MỘC LAN GHÉP

Tên khoa học Dracaena fragrans
Xuất xứ Tây Phi
Thiết mộc lan hay phát lộc, phát tài hoặc phất dụ thơm là loài thực vật có hoa trong họ Tóc tiên (Ruscaceae). Loài cây này có nguồn gốc ở Tây Phi, Tanzania và Zambia nhưng hiện nay được trồng làm cây cảnh ở khắp nơi trên thế giới. 
  • Đặc điểm
  • Cách trồng, chăm sóc
  • Ý nghĩa & ứng dụng
Thiết mộc lan hay phát lộc, phát tài hoặc phất dụ thơm là loài thực vật có hoa trong họ Tóc tiên (Ruscaceae). Loài cây này có nguồn gốc ở Tây Phi, Tanzania và Zambia nhưng hiện nay được trồng làm cây cảnh ở khắp nơi trên thế giới. Tại Việt Nam, Thiết mộc lan được đánh giá là loại cây cảnh phổ biến, được ưa chuộng nhất trên thị trường cây cảnh nội thất.
Thiết Mộc Lan có nhiều loại khác nhau, bạn có thể nhận diện chúng qua màu sắc của lá cây, như Massangeana lá có một sọc, Lindenii lá có ba sọc và Victoria lá có màu xanh hoàn toàn. Lá cây có thể dài đến 1m và rộng 10 cm. Cây thân gỗ, nếu trồng cây thiết mộc lan trong đất thì cây có thể cao lên đến 6m.
Hoa của cây thiết mộc lan thường mọc thành chùm màu trắng và có mùi rất thơm, nhất là vào ban đêm. Ngoài ra, thiết mộc lan còn là một trong số hiếm những loài cây có thể nở hoa vào lúc thời tiết lạnh, thường là vào lúc tiết trời chuyển từ đông sang xuân nên ta thường thấy Thiết mộc lan ra hoa vào dịp Tết.
Không chỉ có tác dụng trang trí, Thiết mộc lan còn được biết đến với tác dụng lọc bỏ các độc tố gây ô nhiễm không khí như benzene, toluene, formallhelyde, hấp thụ monooxide de carbone hiệu quả, góp phần mang đến nguồn không khí trong lành cho môi trường đặt cây.
 
 
Yêu cầu chăm sóc của cây Thiết mộc lan cũng không quá cầu kỳ, cần chú trọng vào việc tưới nước và vệ sinh bộ lá sạch sẽ. Lượng nước tưới và kỹ thuật vệ sinh lá cây được chúng tôi chia sẻ trong các bài viết:
  • Kỹ thuật tưới nước
  • Kỹ thuật vệ sinh lá cây
Hiện tại, cây cảnh Tầm Nhìn Châu Á có các dòng Thiết mộc lan được phân chia theo kích thước như sau:
  • Thiết mộc lan mini
  • Thiết mộc lan ngọn
  • Thiết mộc lan ghép
  • Thiết mộc lan cổ thụ
Thiết mộc lan mini
Chậu cây có chiều cao khoảng 30 - 50cm, chậu cây thích hợp đặt các vị trí như bàn làm việc cá nhân, kệ tủ, vách ngăn, bàn uống nước, .... Thiết mộc lan mini lại chia làm 2 loại: Trồng chậu và thủy sinh, trong đó loại trồng chậu có hai loại bon sai và dạng lá.

Thiết mộc lan ngọn: 
Còn được gọi là
  thiết mộc lan lá, chậu cây có chiều cao từ 80 – 100 cm, đường kính tán lá từ 40 – 60 cm, Chậu cây thich hợp trang trí rất nhiều vị trí như: Sảnh thang máy, dọc hàng lang, văn phòng làm việc, phòng họp, phòng cá nhân, phòng khách,... Trên thị trường hiện tại đặc biệt ưa chuộng Thiết mộc lan ngọn với ba ngọn cây mỗi chậu.                             
Thiết mộc lan ghép
Còn được gọi là  thiết mộc lan bộ, chậu cây được tạo thành từ việc ghép các đoạn thân thiết mộc lan được xử lý khéo léo để các mầm mọc lên tại các vị trí thích hợp. Chậu cây có chiều cao từ 140 – 160 cm, đường kính tán lá từ 40 – 60 cm, Chậu cây thích hợp trang trí rất nhiều vị trí như: Văn phòng làm việc, phòng khách, phòng làm việc cá nhân, phòng họp, ... Hiện tại có 3 cách ghép thiết mộc lan với các ý nghĩa tương ứng: Hai thân – cặp thân cao thấp - tượng trưng cho vẹn tròn, yêu thương, ba thân tượng trưng cho hạnh phúc và năm thân tượng trưng cho sức khỏe.
Thiết mộc lan cổ thụ
Thiết mộc lan cổ thụ là một trong những loại cây cảnh nội thất giá trị cao cả về mặt thẩm mỹ lẫn phong thủy. Để lựa chọn một chậu thiết mộc lan cổ thụ đẹp nhìn vào tổng thể chậu cây cân đối là chưa đủ. Chúng ta cần chú ý chi tiết hơn đến hình dạng kích thước gốc cây, tiếp sau đó là lựa chọn số lượng tay (cành chính) lần lượt là: một, hai, ba, năm, tám, chín tay. Một thân chính thảng lên tượng trưng cho sự liêm khiết, quân tử hai đến năm thân tương tự như ý nghĩa của thiết mộc lan ghép tám thân tượng trưng cho phát lộc, phát tài chín thân tượng trưng cho đoàn tụ và hạnh phúc viên mãn.
Trong phong thủy, Thiết mộc lan có thân gỗ màu nâu vững chãi, tán lá xanh nên được xếp vào nhóm cây hành Mộc đối với những cây có lá sọc vàng, mỗi ngọn cây đều mọc lên như ngọn đuốc lại được xếp vào nhóm cây hành Hỏa. Dựa vào quy luật tương sinh, tương khắc trong ngũ hành, dựa vào không gian và các vật dụng phong thủy khác để chúng ta lựa chọn Thiết mộc lan tương sinh hay tương hợp với bản mệnh, thậm chí lại cần tương khắc để cân bằng hài hòa âm dương trong không gian sống và làm việc.

Thông tin khác