Hiện nay, cây trồng thủy sinh dần trở nên phổ biến hơn đối với hội những người yêu cây cảnh. Chúng ta có thể bắt gặp cây trồng thủy sinh xuất hiện trong các bể cá cảnh, bàn làm việc, phòng tiếp khách, tiểu cảnh vườn tường… vừa tạo cảnh quan đẹp mắt, vừa mang lại không khí trong lành. Dưới đây,
Cây cảnh Tầm Nhìn Châu Á xin được đề cập đến cách trồng và chăm sóc các loại cây phong thủy trồng thủy sinh.
1. Cây thủy sinh là gì?
Cây thủy sinh là các loại cây trồng sống dưới nước (môi trường nước mặn và nước ngọt) có khả năng sinh trưởng và phát triển bình thường trong một thời gian dài. Chúng có thể sống hoàn toàn trong nước (các loài như tảo biển), một phần trong nước hoặc trong môi trường ẩm ướt như bùn.
Cây thủy sinh được xem là nhân tố quan trọng trong quá trình cải thiện chất lượng nước và hạn chế sự sinh sôi của rong rêu. Bởi nó có khả năng hấp thụ khí amoniac trong nước, sau đó nhả khí CO
2 và Oxi để nuôi dưỡng bình thủy sinh.
2. Những ưu điểm khi trồng cây thủy sinh
Có một chậu cây thủy sinh trên bàn làm việc giúp không gian thoáng đãng, thẩm mỹ; giúp ta thoải mái thư giãn hơn, giảm bớt căng thẳng mệt mỏi.
Chọn cây phù hợp với phong thủy giúp cho gia chủ mang nhiều vượng khí tài lộc, công việc trở nên suôn sẻ, thuận lợi, mang lại nhiều may mắn.
Những ưu điểm khi trồng cây thủy sinh
3. Cách trồng cây thủy sinh
Chuẩn bị vật liệu trước khi trồng:
Trước tiên, bạn cần chọn loại cây phong thủy phù hợp với gia chủ. Bạn có thể dựa vào tuổi, mệnh hay cung Hoàng đạo để lựa chọn cây trồng phù hợp. Chú ý nên chọn những loại cây ưa nước và có thể sống lâu dài được trong nước. Các loại cây trồng phong thủy ưa nước bạn có thể tham khảo để làm cây thủy sinh như: lan ý, trầu bà rủ, ngọc ngân, phú quý, tài lộc, hồng môn, lưỡi hổ…
Cây hồng môn thủy sinh để bàn
Tiếp theo là chọn bình trồng. Về chất liệu bình, thích hợp nhất là bình thủy tinh hoặc có thể là các ly nước thủy tinh lớn… Vì như thế sẽ dễ dàng quan sát bộ rễ cây bên trong, vừa bắt mắt lại vừa có thể trang trí bóng đèn nháy quanh bình cho thêm sinh động. Bên cạnh đó, 1 số chất liệu khác như nhựa trong, epoxy cũng khá hợp lý. Chọn loại chậu cây có kích thước sao cho phù hợp với cây trồng, không quá nhỏ sẽ không đủ không gian cho bộ rễ sinh trưởng phát triển, cũng không quá lớn sẽ khiến cho cây bị ngập.
Dùng vài viên sỏi đá, đặc biệt là sỏi trắng, sỏi màu hoặc bi màu thả vào bình nước để giữ cố định cho bộ rễ không trôi nổi trên mặt nước, giúp cây đứng vững trong bình. Bên cạnh đó còn tăng tính thẩm mỹ cho bình cây thủy sinh.
Sỏi đá giúp cây đứng vững trong bình
Phần quan trọng nhất cho bình cây thủy sinh đó chính là chuẩn bị nước sạch trồng cây.
4. Tiến hành trồng cây
Tách bỏ cây ra khỏi lớp đất cũ, loại bỏ lá vàng úa hay rễ đã bị mục nát. Sau đó rửa sạch cây và rễ cây một cách nhẹ nhàng đến khi đất không còn bám vào. Lưu ý tránh làm đứt rễ hay dập nát lá.
Tiếp theo, vệ sinh bình trồng cây sạch sẽ tránh để bám rong rêu. Đổ lượng nước ngập khoảng 2/3 bộ rễ, cắm cây vào bình.
Vệ sinh bình nước sạch sẽ trước khi tiến hành trồng cây
5. Cách chăm sóc cây thủy sinh
Cây thủy sinh được đặt trên bàn làm việc hay bóng râm thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Cây trồng thủy sinh thích hợp nhất dưới bóng đèn huỳnh quang. Thường xuyên bật đèn chiếu sáng cho cây để cây hấp thụ ánh sáng. Ngoài ra, mỗi tuần nên đem cây ra ngoài phơi nắng tầm 1-2 lần, mỗi lần 2-3 giờ đồng hồ để giúp cây phát triển cứng cáp hơn.
Thay nước sạch 1 tuần 1 lần và cung cấp thêm nước cho cây thường xuyên để tránh nấm bệnh cho cây. Mỗi lần thay nước xong nên cho 1-2 giọt dung dịch dinh dưỡng cho cây thủy sinh hoặc 1-2 viên B1 để cung cấp dinh dưỡng nuôi cây.
Phơi nắng và thay nước cho cây đều đặn sẽ giúp cây phát triển khỏe mạnh
Khi cây phát triển nhanh và bộ rễ lớn, dùng kéo cắt tỉa bớt những rễ phụ, còi cọc, thối úng để giúp cho bộ rễ chính phát triển khỏe mạnh, tránh vi khuẩn gây xâm nhập gây hại cây.
Cây thủy sinh được đặt ở nơi không gian thoáng mát