Chăm sóc cây Vạn Lộc tại nhà

Một chậu cây Van Lộc đẹp ngoài công dụng trang trí làm đẹp cho không gian nhà ở, văn phòng làm việc thì cây còn có khả năng hâp thu các chất độc từ sơn tường, bức xạ phát ra từ các thiết bị điện tử…
Theo quan niệm phong thủy: người ta quan niên Vạn Lộc mang lại nhiều sự may mắn, tài lộc, thịnh vượng cho người sở hữu. Vạn Lộc có tông màu đỏ phù hợp với người mệnh Hỏa và mệnh Thổ...
Hiện nay, chậu Vạn Lộc rất được ưa chuộng sử dụng trang trí không gian nhà ở, phòng làm việc và cũng là một trong những món quà tặng tại các dịp lễ, tết...
Cách chăm sóc cây Vạn Lộc: 
Vạn Lộc có thể sinh trưởng phát triển được ở cả 2 môi trường thủy sinh (trồng trong nước) cũng như môi trường đất. Dù trồng ở môi trường nào, Vạn Lộc cũng rất dễ chăm sóc:

Nước tưới: Với chậu Cây Vạn Lộc trồng đất: 1 tuần cần bổ sung nước cho cây từ 1 -2 lần, mỗi lần khoảng 150 – 200ml nước, lượng nước tưới phụ thuộc vào điều kiện thời tiết cũng như kích thước chậu cây. Cần kiểm tra độ ẩm đất trước khi tưới cây, nếu đất đã đủ ẩm chúng ta không cần tưới bổ sung nước.
Với cây Vạn Lộc trồng thủy sinh: Thời kỳ đầu khi mới đưa cây từ môi trường giá thể (bầu đất) qua môi trưởng thủy sinh (nước) chúng ta cần thanh nước thường xuyên 1-2 ngày/lần để luôn đảm bảo nước sạch, tránh cặn bã bẩn, rễ hỏng...để tránh làm cây bị thối hỏng. Khi cây đã ổn đinh (2 tuần)  định kỳ khoảng 5 – 7 ngày cần tiến hành thay nước để cây phát triển tốt.
Ánh sáng: Vạn Lộc là cây ưa ánh sáng tán xạ và có thể thích nghi tốt trong môi trường nội thất. Tuy nhiên để cây có bộ lá màu đỏ tươi, mướt chúng ta cần cung cấp đủ lượng ánh sáng cho cây. Tốt nhất nên đặt cây tại nơi có nhiều ánh sáng tán xạ như cạnh cửa sổ, vách kính, ban công hoặc dưới nhưng bóng đèn điện có ánh vàng... 
Đất và phân bón: Vạn lộc là cây ưa đất ẩm, giàu dinh dưỡng và tơi xốp. Chính vì thế đất trồng Vạn Lộc thường được bổ sung thêm phân hữu cơ dạng mùn hoặc trộn với các loại giá thể tơi xốp như trấu hun, xơ dừa... Thông thường khi trồng nên bón lót phân hữu cơ cho cây để cây sinh trưởng tốt hơn. Sau khi ổn định cần bón bổ sung phân NPK (loại phân tổng hợp có bán sẵn tại các cửa hàng vật tư nông nghiệp) định kỳ 1-2 tháng/lần.
Sâu bệnh hại: đối với cây Vạn Lộc cần chú ý tới bệnh thối nhũn, tránh làm tổn thương cây, tưới nước lên ngọn cây hoặc làm ngập úng... một trong những loại sâu hại thường gặp trên cây Vạn Lộc là rệp trắng, chúng ta cần kiểm tra theo dõi và xử lý sớm nhất khi phát hiện rệp gây hại.
Cắt tỉa: Vận Lộc sinh trưởng khá nhanh do đó chúng ta cần lưu ý cắt tỉa các nhánh giá, lá già giúp cho cây khỏe và đẹp hơn.

Thông tin khác

Những lưu ý cần biết khi tưới nước cho cây cảnh trong nhà và cảnh quan

Nước tưới là một trong những yếu tố quan trọng quyết định tới sự sinh trưởng và phát triển của cây cảnh trồng trong nhà cũng như cây cảnh trồng cảnh quan. Trong các hạng mục chăm sóc cây cảnh như bón phân, cắt tỉa, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh hại... thì

Bí quyết chăm sóc hoa hồng vào mùa thu - đông

Hoa hồng một loại hoa rất mẫn cảm với điều kiện thời tiết, nhất là giai đoạn tiết trời chuyển tiếp (Thu – Đông). Ở giai đoạn này người chăm cây cần có những kỹ thuật chăm sóc cây hợp lý, giúp hoa hồng sinh trưởng phát triển khỏe mạnh, ra nhiều hoa, hoa rự

Mẹo chăm sóc cây cảnh trang trí không gian trong nhà.

Cây xanh không chỉ mang lại vẻ đẹp cho khôn gian căn phòng mà trồng cây xanh trong nhà còn có thể góp phần nào loại bỏ được những khí độc hại, lọc bớt bụi mịn trong không khí. Một số cây cảnh có cơ chế sinh học ngược hấp thụ cacbonic và cung cấp oxy giúp

Những loại cỏ thảm phổ biến trong công trình cảnh quan

Các đặc điểm cơ bản của nhóm cỏ thảm công trình cảnh quan giúp bạn dễ dàng lựa chọn cây phù hợp với nhu cầu, mục đích sử dụng

Hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc cỏ nhung công trình cảnh quan

Vậy để có được thảm cỏ nhung công trình cảnh quan đạt chất lượng, bạn cần chú ý những gì? Dưới đây là một vài yếu tố kỹ thuật bạn cần lưu ý trong quá trình chăm sóc cỏ nhung công trình cảnh quan.

Những việc cần làm để có một khuân viên cảnh quan xanh đẹp

Như chúng ta đã biết việc thiết kế và thi công để cho ra một công trình cảnh quan xanh là vô cùng quan trọng, nhưng việc duy trì cũng như giữ cho chúng luôn xanh đẹp thì cũng quan trọng không kém.

Cách trồng, chăm sóc, cắt tỉa cây Chuỗi Ngọc tại nhà

Cây chuỗi ngọc hay được gọi là cây Thanh Quan là cây công trình phổ biến được nhiều người lựa chọn trồng tạo viền, tạo thảm. Chuỗi Ngọc thường được chọn trồng tại các công trình cảnh quan, sân vườn tại các công viên, trường học, cơ quan...Vậy trồng và chă

Kỹ thuật chăm sóc duy trì cây bóng mát trong cảnh quan cây xanh

Cây bóng mát là một phần không thể thiếu của cảnh quan cây xanh công viên, khu đô thị, trường học, đường phố,... Cũng như các loại cây khác, cây bóng mát có tác dụng điều hòa không khí, tạo không khí trong lành hơn cho không gian, thêm vào đó chính là tác

Cách trồng cỏ Nhung Nhật

Cỏ Nhung Nhật hay còn gọi là cỏ nhật có tên khoa học là Zoysia tenuifolia, là câytrông thảm trang trí nền trong công trình cảnh quan sân vườn. Cỏ Nhung Nhật là loại cây mọc thảm rất mịn, xanh do đó cỏ Nhung Nhật được trồng phổ biến ở các trình cảnh quan n

Kỹ thuật duy trì cây bụi, cây trồng thảm trong chăm sóc cây xanh cảnh quan

Có thể kể đến các loại cây bụi, cây trồng thảm như: nguyệt quế, dâm bụt, tai tượng, vàng anh, dạ yến thảo mexico,... Các loại cây thường được sử dụng trồng một mình hoặc kết hợp với nhau để tạo hình, rất đa dạng phong phú về kiểu kết hợp. Để duy trì cây t