Do cây sinh trưởng và phát triển trong môi trường nội thất, điều kiện sinh trưởng chủ yếu là ánh sáng đèn, cây ít được tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên. Do đó cây thường yếu, dễ bị sâu bệnh tấn công. Một trong những loại sâu bệnh phổ biến nhất mà người chăm cây thường gặp đó là rệp sáp.
Vậy khi cây bị rệp sáp tấn công cần xử lý như nào?
1. Dấu hiệu triệu chứng của cây bị rệp sáp tấn công
Chậu cây ngọc ngân bị rệp tấn công
Rệp sáp ban đầu chỉ có một vài con giống như những cái vẩy màu trắng nhỏ xíu, chúng bán chặt vào gốc của cuống lá.
Rệp sáp có tốc độ sinh sản cực nhanh khi gặp điều kiện thuận lợi, chỉ cần một khoảng thời gian ngắn chúng đã sinh sôi nẩy nở bám trắng cả một mặt lá cây, sau đó lan dần sang cây bên cạnh.
Rệp chích hút dịch làm cho cây bị mất dinh dưỡng, do đó cây trở nên còi cọc, ngọn quăn queo, lá biến dạng. Nếu không được xử lý kip thời cây sẽ yếu dần và chết.
Vạn niên thanh rủ bị rệp tấn công
2. Biện pháp khắc phục cây bị rệp sáp tấn công
Rệp tấn công cây xanh nội thất
- Đầu tiên bạn cần chọn mua cây sạch bệnh, kiểm tra kỹ lưỡng chậu cây trước khi mua. Tốt nhất nên chọn địa chỉ mua cây nội thất uy tin để có nguồn cây chất lượng và được tư vấn nhiệt tình, cặn kẽ.
- Trong quá trình tưới nước, chăm sóc cây, nếu phát hiện có rệp thì có thể dùng tay tuốt bỏ rồi giết ngay để hạn chế rệp sinh sôi, tạo mật độ cao.
- Việc cắt tỉa lá già cũng là một biện pháp hạn chế sự tấn công của sâu bệnh hại nói chung và rệp sáp nói riêng.
- Nếu có điều kiện một tuần bạn có thể đưa cây ra ngoài “tắm năng” nhẹ vào sáng sớm hoặc chiều mát để cây quang hợp tốt, bền khỏe hơn.
- Trường hợp rệp sáp tấn công với mật độ nhiều, bạn có thể dùng khăn ẩm chứa cồn loảng hoặc nước rửa chén bát để lau những vị trí có rệp.
Monstera bị rệp tấn công
- Khi thực hiện các biện pháp trên nếu không hiệu quả thì giải pháp cuối cùng bạn có thể áp dụng đó là dùng thuốc BVTV.