Kỹ thuật tưới nước cho chậu cây cảnh nội thất

Tưới nước chính là một kỹ thuật thiết yếu trong việc chăm sóc một chậu cây cảnh nội thất. Bạn có thể quên lau lá, quên vệ sinh chậu, quên bón thêm dinh dưỡng bổ sung, nhưng nếu quên tưới nước trong một khoảng thời gian nhất định thì cây sẽ hỏng. Dù là một việc khá đơn giản, nhưng nếu chúng ta thực hiện đúng kỹ thuật thì cây xanh sẽ tươi tốt và phát triển như ý muốn của chúng ta.
Việc tưới nước cho một chậu cây cảnh nội thất cần thực hiện các bước như sau: 
1. Kiểm tra độ ẩm đất trước khi tưới:
Có thể nhìn vào màu đất, dùng tay thử độ ẩm của đấtnếu đất vẫn đủ ẩm thì không tưới thêm hoặc giảm lượng nước tưới cho phù hợp.
Thông thường thì 1 tuần tưới 1 lần, lượng nước tưới tùy thuộc từng loại cây.
Căn cứ vào đặc điểm từng loại cây: thông thường tưới khoảng 200 – 500ml nước/ chậu cây tùy thuộc vào nhu cầu của mỗi loại cây.

 

Các nhóm cây chia theo nhu cầu nước cơ bản như sau:
Những loại cây không ưa tưới nhiều nước bao gồm: Đại Lộc, Tài Lộc, Kim Phát Tài, Lan Tuyết, Bạch Mã, …, nên tưới ít hơn các loại cây khác, chỉ cần khoảng 200ml/chậu/ lần/tuần.
Loại cây ưa nước vừa phải gồm, cây nhỏ như Ngân Hậu, Phú Quý, Tứ Lan, Cọ cảnh, chỉ cần 100ml /lần/tuần
Cây ưa nước vừa phải, loại cây lá to như: Vạn Niên Thanh, Thiết Mộc Lan, Thanh Lan…, nên tưới 500ml /1 tuần/1 lần
Các loại cây ưa nước nhiều như Cau Vàng, Ngũ Gia Bì, Trúc Mây, Cau Hawai, cần tưới đủ cho đất bão hòa nước tức là tưới đến khi cảm thấy nước sẽ bị ngấm ra ngoài chậu.

 

2. Kỹ thuật tưới nước
Khi tưới, cần tưới từ từ, tưới xung quanh miệng chậu để nước ngấm dần. Các chậu cây cảnh nội thất trải qua một thời gian đất sẽ có xu hướng chai đất, nước khi tưới vào nhanh rất dễ bị chảy troi ra lỗ thoát nước, không ngấm được vào đất. Tưới xung quanh miệng chậu để đảm bảo nước được cung cấp đầy đủ cho toàn bộ rễ.
Lưu ý: Tránh tưới nước trực tiếp vào ngọn cây, và tán lá cây, đặc biệt vào mùa hè. Nguyên nhân là do trong điều kiện điều hòa, nước đọng trên lá cây hoặc ngọn cây sẽ rất lạnh, dẫn đến gây bỏng lạnh cho tán lá và ngọn cây, ví trí đọng nước sẽ bị chết mô lá, thối hỏng.

 

3. Tưới cây thủy sinh:
Với cây thủy sinh, cần duy trì lượng nước ngập 1/3 đến 1/2 bộ rễ của cây.
Nếu đổ nước cao quá lên thân dễ gây thố, để cạn nước quá sẽ dễ gây khô rễ. Vào mùa hè, bộ rễ cây hô hấp mạnh hơn, việc thay nước cho cây nên thực hiện 1 – 2 lần/ tuần. Vào mùa đông việc thay nước cần thực hiện tối thiểu 2 tuần 1 lần.

 
 

Thông tin khác

Kỹ thuật lau lá cây cảnh

Chậu cây có đẹp đến đâu mà lá bụi bẩn, dính đất hoặc bị rách thì chắc chắn không được đánh giá cao. Nhiều người cho rằng vệ sinh lá cây cảnh rất đơn giản. Liệu việc ấy có đơn giản như bạn nghĩ không? Kỹ thuật lau lá cây sử dụng khăn lau hiện tại là kỹ t

Cách chọn cây để trồng thành một tác phẩm chậu cây kết hợp

Sáng tạo là xu thế của bất kỳ nghề trang trí, làm đẹp nào. Chậu cây kết hợp là một tác phẩm sáng tạo trong nghề trang trí không gian xanh. Nhưng không chỉ có người trồng cây chuyên nghiệp mới có thể trồng được một chậu cây kết hợp. Những người yêu cây, am

Cách chăm sóc và cắt tỉa hoa, cây cảnh cho đẹp

Nếu không được cắt tỉa thường xuyên, nhiều chậu cây cảnh đẹp sẽ trở nên um tùm và xấu xí. Nhưng lớp bụi bám vào lá cũng sẽ làm cho lá cây không hoạt động tốt và khiến cho cây chậm phát triển.

Lưu Ý Chung Khi Sử Dụng Và Chăm Sóc Hoa Cây Cảnh Trong Nhà (Phần 2)

Các loại hoa cây cảnh đều có các đặc điểm chung mà người trồng cần lưu tâm, và đây cũng chính là những cơ sở khoa học cần thiết để để tiến hành các kỹ thuật trong khi trồng cũng như chăm sóc hoa cây cảnh.

Giới Thiệu Và Cách Trồng Hoa Cây Cảnh Thủy Tiên

Hoa Thủy Tiên thuộc họ Thủy Tiên (Narcissus) là hoa cây cảnh trồng từ củ và gồm khá nhiều loài khác nhau, có thể nở hoa từ đầu mùa đông cho đến mùa xuân.

Những điểm lưu ý khi trồng cây xanh quanh bể bơi

Không chọn các loại hoa cây cảnh có rễ phát triển nhanh, mạnh, lan rộng vì nó có thể ảnh hưởng đến bể, làm cho bể nhanh bị hư hỏng.

Cây cảnh phù hợp với thời tiết mùa đông của miền bắc

Là loại cây cảnh nội thất phù hợp với môi trường thiếu ánh sáng, thời tiết giá lạnh, không yêu cầu chăm sóc kỹ lưỡng, cầu kỳ, kim phát tài là lựa chọn yêu thích của đa số người chơi cây nội thất nói chung và dân văn phòng nói riêng.

5 mẹo chăm sóc cây cảnh văn phòng vào mùa đông

Thời tiết mùa đông ở miền Bắc có một nét đặc trưng riêng, do đó có những ảnh hưởng nhất định tới điều kiện sinh trưởng, phát triển của cây cảnh nội thất.

Bạn có thể tự chăm sóc cây cảnh trong nhà?

Trong suốt hơn 20 năm làm nghề cây cảnh, cung cấp cây cảnh cho văn phòng, hộ gia đình... đội ngũ nhân viên Tầm Nhìn Châu Á đã từng nghe rất nhiều ý kiến phản hồi từ khách hàng như sau:

Cẩm Nang Cây Cảnh Văn Phòng (Phần 1)

Nếu như trước đây, con người vốn tiếp xúc nhiều với thiên nhiên thì hiện nay, chúng ta đang bị “kẹt” giữa các khối bê tông, các toà nhà cao ngất, những văn phòng chỉ toàn cửa kính và máy lạnh chạy suốt 8 giờ làm việc.