Nghe lại những câu chuyện cổ xưa về mảnh đất Tây Hồ, ta dễ hiểu vì sao Nghi Tàm tới giờ vẫn nổi tiếng là làng hoa truyền thống của kinh thành Thăng Long. Tương truyền, từ thời nhà Lý, vùng đất này đã được chọn để mở trại trổng dâu, nuôi tằm. Cái tên Nghi Tàm cũng từ đây mà ra – “Nghi” trong sự tương hợp, thích nghi, “Tàm” nghĩa là tằm, biểu tượng của sự sinh sôi và cần mẫn trong lao động.
Trước đây, đất Nghi Tàm bao phủ bởi các loài hoa đẹp, trong đó nổi nhất là hoa cúc và hoa trà. Sau đó, làng Nghi Tàm phát triển thêm nghề trồng cây thế, cây cảnh bon sai. Trải qua lịch sử lâu đời, câu chuyện được lưu truyền về những cụ yêu cây tới mức dành cả đời để tạo thế cho một vài cây “kiệt tác”, dành để thưởng ngoạn, đã được lan truyền đi xa khắp miền Bắc. Cây cảnh Nghi Tàm không phải loại cây “hàng loạt”, mà mỗi cây lại có một dáng, thế khác nhau, đầy tinh tế và chăm chút.
Về sau này, Nghi Tàm lại nổi danh khắp đất Bắc bởi cây quất, giống cây chuyên phục vụ trang trí nhà cửa vào dịp Tết cổ truyền. Bên cạnh chất đất “trời phú”, con người chính là lý do tạo nên thành công và tên tuổi của Nghi Tàm. Người làng Nghi Tàm qua nhiều thế hệ đã đúc rút được bí quyết “đảo quất” để căn chỉnh cho quất ra hoa, ra quả đúng thời điểm Tết.
Ở thời đó, Nghi Tàm không có nhiều chủng loại hoa, cây cảnh, nhưng đây vẫn được coi là một trong những làng cây cảnh đẹp nhất đất kinh kỳ. Có những cây cảnh từ ngày ấy đã có giá lên tới vài chỉ vàng. Cái tiếng của Nghi Tàm khiến khách bốn phương nườm nượp đánh xe ô tô về đây mua cây cảnh.
Chỉ cần nghe những nghệ nhân của làng cổ Nghi Tàm kể về bí quyết cho ra những chậu lan, chậu trà vừa đẹp, vừa độc, ta có thể hiểu vì sao Nghi Tàm lại giữ được thương hiệu lâu đời đến thế. Đất Hồ Tây phải được quật lên, phơi khô ải rồi đổ vào chậu, lớp dưới phải tơi xốp, lớp trên cắt thành từng miếng vuông vắn. Nước tưới cây là nước ốc ngâm vài tháng với hàm lượng dinh dưỡng phù hợp tuyệt đối. Như các nghệ nhân cây cảnh Nghi Tàm thường nói: hiểu được từng giống cây mới có thể chăm sóc cây một cách chỉn chu nhất. Điều đặc biệt là, qua bao nhiêu lâu, các nghệ nhân cao tuổi của làng cổ Nghi Tàm vẫn luôn gìn giữ các kỹ thuật truyền thống để trồng và chăm sóc hoa, cây cảnh.
Trải qua thời gian, làng Nghi Tàm xưa nay đã bị thu hẹp diện tích cây trồng bởi “tấc đất tấc vàng”. Nhiều người gọi Nghi Tàm nay là “làng Tây”, bởi cảnh quan nay đã khác xưa nhiều, những căn nhà mang phong cách Tây phương mọc lên san sát. Những người làm nghề cây cảnh giờ cũng đã chuyển sang nhiều ngành nghề khác. Tuy vậy, một số người thực sự có tâm và yêu nghề vẫn còn giữ lại cái tâm đó và truyền thụ lại cho các thế hệ kế cận.
Công ty cây cảnh Tầm Nhìn Châu Á là một trong những “hậu duệ” của các nghệ nhân cây cảnh làng cổ Nghi Tàm xưa. Dựa trên những giá trị và kinh nghiệm truyền thống, Tầm Nhìn Châu Á có sự kế thừa, phát huy, đồng thời kết hợp với những yếu tố mới trong thời đại công nghệ. Toàn bộ các kỹ thuật độc đáo, đặc sắc nhất của nghệ nhân cây cảnh Nghi Tàm được đưa vào quy trình chuẩn của công ty, với những tiêu chuẩn khắt khe, được đo lường cụ thể để đảm bảo chất lượng của từng sản phẩm luôn đồng đều và đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Nếu bạn đang cần những chậu cây cảnh đẹp theo phong cách hoa cây cảnh Nghi Tàm xưa, hay đơn giản là được tư vấn, được nghe chia sẻ về cây cảnh, bạn có thể tìm đến Tầm Nhìn Châu Á.