CÂY CỎ LẠC

Tên khoa học Arachis pintoi
Xuất xứ Nam Mỹ
Cỏ lạc một loại cây trồng thảm công trình cảnh quan được rất nhiều người ưa thích. Cây có bộ lá xanh mát làm nền cho những bông hoa vàng đẹp, rực rỡ tạo điểm nhấn cho công trình cảnh quan.
  • Đặc điểm
  • Cách trồng, chăm sóc
  • Ý nghĩa & ứng dụng
Đặc điểm của cây cỏ lạc
- Cỏ lạc hay còn được biết đến bởi nhiều tên gọi khác nhau như: Cỏ lá lạc, cỏ hoàng lạc, cỏ đậu phộng. Cây dược du nhập vào nước ta thông qua một số dự án hệ thống canh tác.
- Cỏ lạc thuộc loại cây ưa ánh sáng, thích hợp với đất cát pha hơn là đất phù sa. Sinh trưởng tốt quanh năm, luôn duy trì được độ che phủ tốt, kể cả vào mùa mưa.
- Cỏ lạc có chiều cao khoảng 15 - 20cm, cây thuộc dạng thân bò có khả năng lan rộng và độ che phủ rất nhanh.
- Lá cỏ lạc thuôn dài và tù ở đỉnh lá, mặt trên của lá có màu xanh đậm, mặt dưới màu nhật hơn. Mép lá khôn có răng cưa, bề mặt lá có phủ một lớp lông ngắn. 
- Hoa cỏ lạc mọc từ nách lá, hoa có màu vàng rực rỡ, cuống hoa có màu trắng.
- Rễ thường có nốt sần, một đặc trưng của cây họ đậu giúp cố định đạm, cải tạo đất rất tốt.
- Củ lạc có kích thước bằng ngón tay út, bên trong chứa 1 - 2 nhân.
Cách trồng trồng cỏ lạc
- Lựa chọn vị trí trồng: Cỏ lạc là cây ưa nắng, do đó khi thiết kế công trình cảnh quan bạn cần lựa chọn vị trí có đầy đủ ánh sáng để trồng cây. 
- Đất trồng: Do cỏ lạc có khả năng cố định đạm, nên cây cỏ thể sinh trưởng phát triển được ở mọi điều kiện thổ nhưỡng khác nhau. Các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy cỏ lạc trồng ở đất cát pha thì sẽ phù hợp nhất.
- Phân bón: Có thể dùng NPK kết hợp với phân hữu cơ để bón lót trước khi trồng cây.
- Chuẩn bị giống và trồng cây:
Chọn bầu giống đã có rễ, phát triển ổn định cây không có sâu bệnh. Cây giống cần để trong bóng râm, tưới nước giữ ẩm, tránh mất nước trong thân cây và héo úa. Tùy yêu cầu cụ thể ở mỗi công trình mà chuẩn bị số lượng cỏ nhiều hay ít. 
Cây trồng cần bỏ bầu, phủ kín đất bề mặt, sau khi trồng sau cần tưới nước luôn cho cây.
- Tưới nước: Cây sau khi trồng xong cần tiến hành tưới nước giữ ẩm luôn.
Chăm sóc cỏ lạc
- Tưới nước giữ ẩm: Ở giai đoạn đầu, cây mới trồng cần tăng tần suất tưới nước,  về sau khi cây đã phát triển ổn định thì tần suất tưới nước có thể giảm hơn so với giai đoạn đầu (việc tưới nước cần dựa vào độ ẩm đất cũng như điều kiện thời tiết).
- Cắt tỉa cỏ: Định kỳ khoảng 1 - 2 tháng cần tiến hành cắt tỉa cỏ 1 lần (việc cắt tỉa này cần điều chỉnh dựa vào sự sinh trưởng của cây và mùa vụ thời tiết).
- Bổ sung dinh dưỡng: Định kỳ khoảng 2 - 3 tháng cần tiến hành bổ sung dinh dưỡng cho cỏ phát triển, việc bổ sung dinh dưỡng cần tiền hành sau khi cắt tỉa cỏ.
- Loại bỏ cỏ dại, trồng dặm cỏ: Định kỳ cần tiến hành loại bỏ cỏ dại và trồng dặm cỏ chết mất khoảng.
- Phòng trừ sâu bệnh: Cỏ lạc rất hay bị gỉ sắt, cần chú ý để có biện pháp tác động kịp thời.


 
Cây cỏ lạc hoa vàng được rất nhiều người yêu thích vì khả năng tạo nên vẻ đẹp cho cảnh quan. Một thảm cỏ lạc xanh mướt với vô vàn đóa hoa vàng nhỏ tí xíu nổi bật đủ có thể gây ấn tượng với bất kì ai và giúp cho khoảng sân vườn trở lên tươi sáng, căng tràn sức sống. Cây cỏ lạc là cây cỏ lạc trồng nền lý tưởng trong các gia đình, khu đô thị, công viên, đường phố, nhà máy…..Chỉ với sự xuất hiện của loài cây này, đất cằn cỗi cũng trở lên tươi xanh.
Ngoài khả năng làm đẹp cho công trình cảnh quan, cỏ lạc còn có tác dụng cải tạo đất, cây giúp cố định đạm, tạo độ mùn cho đất, chống xói mòn ở khu vực đất dốc, làm tăng năng suất cây trồng.

Thông tin khác