CÂY HUYẾT DỤ

Tên khoa học Cordyline fruticosa
Xuất xứ Đông Nam Á, Papua New Guinea
Cây huyết dụ hay cây phật dụ, cây thiết thụ có tên khoa học là Cordyline fruticosa, thuộc họ loa kèn.
Cây có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới. Cây huyết dụ là cây bụi, cây cảnh lá có màu đỏ tím, hồng rất bắt mắt. Cây thường được trồng ngoài trời tại các công trình cảnh quan sân vườn, trồng đường diềm, công trình đô thị...
  • Đặc điểm
  • Cách trồng, chăm sóc
  • Ý nghĩa & ứng dụng
Cây có thân mảnh, mọc thẳng hay hơi uốn cong, có thể cao tới 2-3 m, đường kính thân 1-2 cm, rất ít khi phân nhánh. Lá xếp 2 dãy, hình lưỡi kiếm, đầu nhọn, gốc thót lại thành cuống có rãnh. Phiến lá mỏng, màu xanh, màu đỏ hồng hoặc màu tím nhạt, nhẵn, bóng nổi rõ các gân mảnh. Lá dài khoảng 30-60 cm, rộng từ 5-10 cm. Cụm hoa dạng chùy, dài tới 40 cm, rộng 20 cm. Hoa Huyết Dụ nhỏ, mọc thành chùm với nhiều nhánh. Mỗi nhánh hoa lại có rất nhiều bông hoa nhỏ tạo thành chùm dài. Mỗi bông gồm 8-10 cánh hoa nhỏ xếp thành 2 tầng sát nhau và cụp xuống cuống chung bao bọc lấy 6 nhị ở giữa. Từ đỉnh các nhị lại nở ra bầu có 3 cánh nhỏ li ti màu vàng. Hoa Tuyết Dụ có nhiều màu khác nhau như tím nhạt, trắng hồng, trắng…. Quả mọng hình cầu 1 hạt.
Đất trồng: Huyết dụ thích hợp với mọi loại đất trồng tơi xốp, thoáng khí, thoát nước tốt, giữ ẩm tốt. Nên bón thêm một ít phân bón giúp cây sinh trưởng phát triển tốt. Thiếu Mg và K, cây sẽ còi cọc, cháy lá và dễ bị chết. Không bón phân vào mùa đông.
Ánh sáng: yếu tố này ảnh hưởng đến màu sắc tươi sáng của lá, huyết dụ thích hợp với độ chiếu sáng trung bình và cao từ 50-90%. Tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp.

Nhiệt độ: tối ưu trong khoảng 15-27oC, nhiệt độ thấp nhất mà huyết dụ còn có thể chịu đựng là 4oC.
Nước: Nhu cầu nước trung bình. Vì huyết dụ chịu hạn kém nên cần tưới nước khi thấy đất khô. Khi thiếu nước, lá cây sẽ héo khô và chuyển sang màu nâu.

 
Trong phong thủy người quan niệm cây Huyết Dụ mang lại may mắn, có tác dụng giữ tiền của, mang lại tài lộc, đồng thời ngăn, xua đuổi tà ma, xui xẻo...
Với màu sắc nổi bật cùng dáng vẻ sang trọng, cây Huyết Dụ thường được dùng làm cây xanh trang trí trong công viên, dọc lối đi, bồn hoa công cộng… mang lại màu sắc tươi tắn cho không gian xung quanh

Huyết Dụ cũng được trồng làm cây cảnh trang trí sân vườn, trồng kết hợp tiểu cảnh trong các chậu nhỏ đặt trang trí sảnh tòa nhà hoặc trồng thành hàng rào quanh ngôi nhà nhằm tôn tạo cảnh quan...
Ngoài ra, Huyết Dụ còn có công dụng chữa bệnh rất hiệu quả. Một số bộ phận của cây có thể chữa ho ra máu, điều kinh, phong thấp,…

Thông tin khác