CHẬU CÂY VẠN LỘC ĐẶT BÀN

Tên khoa học Aglaonema Rotundum Pink
Xuất xứ Indonexia, Thái Lan
Vạn Lộc hay còn gọi là Cây Thiên Phú, là một loại cây được dùng rất nhiều trong trang trí nội thất gia đình và văn phòng, vì cây có hình dáng đẹp, màu sắc lá nổi bật, dễ trồng và dễ chăm sóc.
  • Đặc điểm
  • Cách trồng, chăm sóc
  • Ý nghĩa & ứng dụng
Đặc điểm của cây: Vạn Lộc hay còn gọi là cây Thiên phú, là cây dạng thân thảo, có bộ lá có màu đỏ rực rỡ, viền lá màu xanh lục nổi bật. Vạn Lộc có hoa màu trắng, hoa ra quanh năm.
Chậu cây Vạn lộc để bàn có chiều cao từ 30-40cm, đường kính khóm cây khoảng 35cm, có thể là chậu thủy sinh hoặc chậu cây trồng đất.
 
Cách trồng và chăm sóc:  Vạn Lộc là cây rất dễ trồng, chúng có thể sinh trưởng phát triển được ở cả 2 môi trường thủy sinh cũng như môi trường đất. Dù trồng ở môi trường nào, Vạn Lộc cũng rất dễ chăm sóc:

Tưới nước: Với chậu Cây Vạn Lộc trồng đất: 1 tuần cần bổ sung nước cho cây từ 1 -2 lần, mỗi lần khoảng 150 – 200ml nước, lượng nước tưới phụ thuộc vào điều kiện thời tiết cũng như kích thước chậu cây.
Với cây Vạn Lộc trồng thủy sinh: Định kỳ khoảng 5 – 7 ngày cần tiến hành thay nước kết hợp rửa bộ rễ để cây phát triển tốt.
Ánh sáng: Vạn Lộc là cây lá màu, có nhiều sắc tố vậy nên cần đặt chậu cây ở vị trí có đầy đủ ánh sáng, tốt nhất 1 tuần bạn nên cho cây “tắm” nắng nhẹ buổi sáng 2 – 3h.

Ý nghĩa và cách bài trí chậu cây Vạn Lộc

Việc bày trí một chậu cây Vạn Lộc trong môi trường nội thất ngoài công dụng trang trí làm đẹp cho không gian, Vạn Lộc còn có khả năng hâp thu các chất độc từ sơn tường, bức xạ phát ra từ các thiết bị điện tử…
Theo quan niệm phong thủy: Lộc ứng với Tài lộc, cây có hoa rất đẹp mang lại ý nghĩa là sự thịnh vượng, phát lộc.
Vạn Lộc đặc biệt phù hợp với người mệnh Hỏa và mệnh Thổ, các mệnh khác không tương khác.
Chậu cây Vạn lộc đặt bàn được dùng rất nhiều để trang trí bàn làm việc, đặt trên các khung, giá, khung ngũ hành hoặc kết hợp với nhiều loại cây khác tạo nên các bộ chậu cây tiểu cảnh xinh xắn.

Thông tin khác