CÂY MUỒNG HOÀNG YẾN

Tên khoa học Cassia fistula
Xuất xứ Ấn Độ, Srilanka
Cây Muồng Hoàng Yến được biết đến với nhiều tên gọi: Osaka vàng, cây muồng hoàng hậu, bò cạp vàng, muồng hoa vàng… có tên khoa học là Cassia fistula L, thuộc họ  Fabaceae – đậu. Hoa vàng rất đẹp và nổi bật, chính vì thế Muồng Hoàng Yến rất được ưa chuộng trồng cảnh quan đô thị.
  • Đặc điểm
  • Cách trồng, chăm sóc
  • Ý nghĩa & ứng dụng
Cây thường xanh hay rụng lá, cây cao 10-15m. Lá kép lông chim một lần chẵn, mọc cách, dài 15-25cm. Có 5-8 đôi lá phụ, mặt dưới màu xanh mốc, lá kèm nhỏ, sớm dụng. Cụm hoa chùm ở nách lá, thưa, buông xuống, dài đến 50cm, hoa màu vàng chanh, lớn. Cánh đài hình bầu dục, rộng và mặt ngoài phủ lông mượt. Quả đậu hình trụ, nhẵn, màu đen, dài 30-40cm. Hạt nhiều, ngăn cánh bởi những vách xốp, nâu bóng, dẹt . Gỗ có giác lõi . Cây có hoa đẹp rất thích hợp trồng ở đường phố, công viên, vườn hoa, công sở, trường học, biệt thự...

Cụm hoa lớn, nhiều hoa nhưng thưa, dạng cành hoa rủ xuống dài 20–40 cm; cuống chung nhẵn, dài 15–35 cm hoặc có thể hơn. Cánh hình bầu dục mặt ngoài phủ lông mượt. Mỗi hoa đường kính 4–7 cm với 5 cánh hoa màu vàng tươi có hình bầu dục rộng, gần bằng nhau có móng ngắn; nhị 10, bao phấn phủ lông tơ ngắn. Bầu và vòi nhụy phủ lông tơ mượt. Quả dạng quả đậu hình trụ, hơi có đốt, dài 20–60 cm hoặc hơn, đường kính quả 15–25 mm, mang nhiều hạt trái xoan rộng, khi khô có vỏ cứng, có thể dùng làm thuốc xổ; thịt quả có mùi hôi khó chịu. Mùa hoa tháng 5-7 (Bắc bán cầu) hay tháng 11 (Nam bán cầu). Hoa nở rộ và sai hoa nên rất đẹp. Các hạt có chứa chất độc.


 

Muồng hoàng yến phát triển tốt tại khu vực nhiều nắng và thoát nước tốt, không thích hợp với điều kiện khí hậu khô cằn hay giá lạnh mặc dù nó chịu được hạn và mặn. Tuy nhiên điều kiện để vây phát triển nhất cần lưu ý các yếu tố sau:

Đất trồng: Muồng Hoàng Yến ưa đất tốt, lớp đất mặt dày, nhiều mùn, ẩm nhưng nó cũng có thể phát triển bình thường trên các vùng đồi, vùng đất nghèo dinh dưỡng, cằn cỗi hoặc vùng đất bạc màu.
Nhiệt độ:    Cây chịu lạnh giỏi nhưng chịu sương muối và chịu gió kém hơn chính vì thế người ta thường che cho cây mới trồng khi điều kiện thời tiết lạnh, sương muối. 
Nước tưới: Muồng Hoàng Yến là loại cây ưa ẩm, tuy nhiên không chịu được úng (nên kiểm tra tình trạng úng nước nhất là vào mùa mưa) khi cây trưởng thành chịu hạn tương đối tốt. Cây mới trồng cần giữ độ ẩm đất 60-75% để cây có thể bén rễ và phát triển thân tán tốt hơn. Cây trường thành ít khi phải tưới trừ trường hợp nắng hạn kéo dài.

Với tốc độ phát triển nhanh, hoa vàng rực rỡ nên Muồng Hoàng Yếnchiều được lựa chọn làm cây bóng mát che nắng nóng hiệu quả. Muồng hoàng yến được trồng ở cổng nhà, trước hiên nhà, sân vườn, đường phố, khu đô thị, nhà máy, công viên, vườn hoa… đem đến không gian xanh tươi mát và làm đẹp cảnh quan. 

Ngoài công dụng trồng cảnh quan, Muồng Hoàng Yến còn là cây dược liệu. Các bộ phận của cây dùng để điều trị nhiều bệnh trong đó quả là thành phần chính chữa: rối loạn tim mạch, thừa axit dạ dày, sốt cao, táo bón, xuất huyết, viêm khớp, nhuận tràng, cảm lạnh, rồi loạn đường ruột, các bệnh ngoài da, rét run do thuốc, chữa phù thũng, đau khớp hoặc liệt nhẹ. Thịt quả có mùi hôi khó chịu có thể dùng làm thuốc xổ.

Vỏ cây có màu hồng dày nên còn được dùng để chế thuốc nhuộm màu đỏ.

Gỗ có lõi giàu tannin và giác lõi phân biệt, nặng, cứng, bền để đóng đồ nội thất, dùng trong xây dựng và làm đồ nông cụ.

 

Thông tin khác