Chọn Chậu Để Trồng Hoa Cây Cảnh

Trên thị trường hiện nay có nhiều dịch vu cung cấp cây xanh, cung cấp cây cảnh và cung cấp các loại chậu để trồng cây cảnh đẹp. Hầu hết hoa cây cảnh được bán trong các túi nhựa dẻo với lượng phân bón trong đất trồng để để cây sống trong nhiều tháng. Tuy nhiên, hình dáng của những túi nhựa dẻo không được hấp dẫn cho lắm, và bạn có thể sẽ muốn cho vào trong một chậu xinh xắn hơn. Hơn thế nữa, nếu cây cảnh của bạn sống qua được khỏi năm đầu tiên, bạn cần thiết phải chuyển sang một chậu khác với lượng đất mới đầy đủ dinh dưỡng hơn.

Đường kính ở phần rộng nhất của các loại chậu trồng phổ biến có thể thay đổi từ khoảng 3.5 cho đến 38 cm. Bốn cỡ chậu thích hợp với hầu hết các loại cây cảnh là 6cm, 8cm, 13cm và 18 cm, nhưng những hoa cây cảnh lớn để đứng vững trên nền đất có thể cần đến cỡ chậu có đường kính rộng tới 25 cm. Có nhiều loại chân đế khác nhau có thể dung để đặt các chậu cảnh lên đó.

Chậu đất nung là loại chậu thường dùng nhất từ trước đến nay để trồng cây cảnh. Chúng có thể đặt vững vàng trên mặt đất và có màu sắc hòa hợp với hầu hết các loại hoa, lá. Chậu đất nung có độ thấm nước tự nhiên, cho phép lượng nước thừa có thể thấm ra bên ngoài chậu, và các loại muối độc cũng có thể thoát ra theo đường này. Tuy nhiên, với một số cây trồng đặc biệt cần trồng trên đất trộn than bùn, các loại chậu plastic đôi khi được ưu chuộng hơn. Nhưng vì chậu plastic không thoát nước ra ngoài được, nên cần thiết phải lưu ý không tưới quá nhiều nước.

Bất cứ vật chứa thích hợp nào cũng có thể được sử dụng để làm chậu trồng cây cảnh trong nhà. Những bình trà cũ, hộp chứa, thùng dầu… ngay cả là các hộp bằng gỗ đều có thể được dùng một cách sáng tạo để tạo ra những dánh vẻ độc đáo, khác lạ. Các chậu plastic có thể được sơn màu thích hợp, trong khi một số chậu khác có thể được bọc giấy màu, và các giỏ treo có thể được phun sơn. Những mẫu gỗ có thể được sử dụng cho vào bên trong chậu để nâng thêm độ cao của cây. Với các loại hộp kim loại hay thùng chứa làm bằng các vật liệu dễ hư hỏng khi thấm nước, nên dùng như các chân đế để đặt chậu lên tốt hơn là trực tiếp trồng cây vào đó.

Các chậu trồng đặc biệt sử dụng các loại thùng chứa hay hộp nguyên liệu vốn không được làm ra cho mục đích trồng cây cần được tính toán kỹ, vì chúng thường không có các lỗ thoát nước thích hợp. Bên dưới đáy chậu nên xếp một lớp viên đất sét để hút ẩm và giúp thoát nước nhanh. Trộn lẫn một ít than vụn vào trong chậu cũng giúp giữ cho môi trường của đất trồng được tốt hơn.

Hiện nay, các công ty cây cảnh, các nhà vườn hay các dịch vụ cung cấp cây xanh, cung cấp cây cảnh thường tự thiết kế các kiều dáng chậu lạ mắt, đẹp và đảm bảo kỹ thuật, sau đó họ sẽ đặt các cơ sở sản xuất theo kiểu dáng và chất liệu mà mình lựa chọn.

 

Thông tin khác

Bí Quyết Chăm Sóc Hoa Cây Cảnh Mùa Hè

Khoảng thời gian đầu mùa hè là thời điểm các loại hoa cây cảnh phát triển và sinh trưởng mạnh, tuy nhiên đây cũng là thời điểm nhiệt độ, độ ẩm tăng cao, các loại sâu bệnh và ký sinh phát triển mạnh

Chọn Vị Trí Và Sắp Xếp Hoa Cây Cảnh

Chọn vị trí và sắp xếp cho hoa cây cảnh trong nhà cũng là một nghệ thuật, nó thể hiện cá tính, tầm nhìn và tính cách riêng của chủ nhân.

Điều Kiện Ngoại Cảnh Đối Với Hoa Cây Cảnh (Dinh Dưỡng Và Đất)

Đất cứng là một giá thể thấm mà trong đó cây được đính vào và tìm nước, chất dinh dưỡng và khoáng chất.

Điều Kiện Ngoại Cảnh Đối Với Hoa Cây Cảnh (Ánh Sáng)

Nhờ đặc điểm đặc thù của chất diệp lục (sắc tố ở trong lá và thân cành non), hoa cây cảnh có khả năng sử dụng năng lượng của ánh sáng mặt trời để tổng hợp các chất dinh dưỡng giàu năng lượng để nuôi cây lớn và phát triển, tạo sinh khối cho cây.

Điều Kiện Ngoại Cảnh Đối Với Hoa Cây Cảnh (Độ Ẩm)

Mỗi loại hoa cây cảnh có yêu cầu về độ ẩm đất cũng như độ ẩm không khí khác nhau. Theo yêu cầu này người ta phân chia ra các nhóm cây chịu hạn, cây ưa ẩm và cây thủy sinh.

Điều Kiện Ngoại Cảnh Đối Với Hoa Cây Cảnh (Nhiệt Độ)

Nhiệt độ đất và nhiệt độ không khí là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của hoa cây cảnh.

Kỹ Thuật Nhân Giống Vô Tính Cho Hoa Cây Cảnh

Nhân giống vô tính hoa cây cảnh không cần qua thụ phấn hay thụ tinh. Cây con là một bộ phận của cây mẹ mọc từ thân cây, cành hay rễ, lá.

Kỹ Thuật Nhân Giống Hữu Tính Cho Hoa Cây Cảnh

Nhân giống hữu tính là cách nhân giống qua sự thụ phấn, thụ tinh, tức là nhân giống bằng hạt. Kỹ thuật này thường áp dụng cho những giống hoa cây cảnh ngắn ngày hoặc thân cành khó ra rễ.

Kỹ Thuật Trồng Mới Hoa Cây Cảnh vào chậu

Trồng mới hoa cây cảnh tức là trồng cây từ cây giống, cây con để cây phát triển thành sản phẩm hoàn thiện. Để có được một thành phẩm cây cảnh đẹp thì việc đầu tiên là phải có những cây con giống khỏe mạnh. Sau khi đã có cây con giống thì thực hiện đúng kỹ

Kỹ Thuật Bón Phân Cho Hoa Cây Cảnh

Việc bón phân cho cây cảnh đẹp chỉ nên tiến hành bón phân cho những cây cảnh đã được trồng quá lâu với thời gian dài trồng trong chậu hoặc bồn cảnh.