Kỹ thuật chăm sóc duy trì cây bóng mát trong cảnh quan cây xanh

Cây bóng mát là một phần không thể thiếu của cảnh quan cây xanh công viên, khu đô thị, trường học, đường phố,... Cũng như các loại cây khác, cây bóng mát có tác dụng điều hòa không khí, tạo không khí trong lành hơn cho không gian, thêm vào đó chính là tác dụng tạo bóng mát cho khuông viên. 
Với bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu đến quý vị các kỹ thuật cơ bản để chăm sóc duy trì cây bóng mát. 

1. Kiểm tra sâu bệnh:
Các loại sâu bệnh thường gặp trên cây bóng mát như: Sâu ăn lá, sâu đục thân, rệp, muội, nấm, đốm vòng, kiến, mối,.. đều có thể dễ dàng quan sát trực quan. Cần duy trì kiểm tra bằng cách quan sát các triệu chứng định kỳ hàng tuần, áp dụng các biện pháp thủ công, sinh học kết hợp thuốc bảo vệ thực vật để bảo vệ cây bóng mát. 
2. Làm cỏ, xới xáo gốc cây:
Định kỳ 1-2 tháng/lần, trong khoảng đường kính gốc 0,8 – 1m. Dùng cuốc nhỏ xới xáo xung quanh gốc, nhặt sạch cỏ dại, gạch đá và làm vầng để giữ nước tưới, phân bón. (Đối với cây trồng trên thảm cỏ có thể không tạo vầng để đảm bảo tính mỹ quan).                                              
3. Sửa tán:
Việc cắt sửa tán cho cây bóng mát nên thực hiện vào 2 thời điểm:
- Mùa đông khi cây ngừng sinh trưởng. Sửa lại tán cây để đảm bảo chiều cao đúng quy cách và loại bỏ các cành mọc lệch tán. Bôi keo liền sẹo đối với vết lồi lõm. Cây sẽ đâm chồi nảy lộc vào mùa xuân. 
- Trước mùa mưa bão: Cắt tỉa cành la, cành quá dài, kết hợp hạ ngọn cây để giới hạn chiều cao, tránh việc đổ cây, gẫy cành trong mùa mưa bão. 
4. Dựng cây nghiêng:
Sau mỗi trận gió, bão to, cây bóng mát thường bị nghiêng ngả, kiểm tra dựng thẳng cây sau mỗi trận bão, kiểm tra gia cố lại cọc chống chắc chắn. 
5. Bón phân thúc:                         
- Phân NKP + TE: Định kỳ 2 lần/ năm.
- Phân hữu cơ hoai mục (phân bò khô, phân compost ủ từ phụ phẩm nông nghiệp): Định kỳ 1 lần trong năm (thường vào cuối năm).
Rải đều phân xung quanh gốc cây, cuốc xới nhẹ trộn đều phân và đất.
Trường hợp cây trồng trên thảm cỏ không tạo vầng có thể bón phân bằng cách dùng sà beng tạo 4- 5 lỗ sâu 25 cm, cách gốc cây 0,8 – 1m, lượng phân bón NPK sử dụng là 0,3- 0,4 kg/gốc, sau khi bón phân xong tiến hành lấp đất lại và tưới nước. Sau khi bón phân phải tưới nước liên tục trong 7 ngày liền để cây hấp thụ phân tốt nhất. 
6. Tưới nước:
Đảm bảo duy trì độ ẩm để cây phát triển tốt, tùy điều kiện thời tiết mà tăng cường hoặc hạn chế lượng nước tưới đảm bảo cây sống tốt và tiết kiệm nhất công sức. 
7. Phòng trừ sâu bệnh hại:
Kịp thời khi phát hiện bệnh: Mối xông, sâu đục thân, sâu ăn lá, bệnh thối rễ...để lựa chọn loại thuốc bảo vệ thực vật phù hợp. 
Quét vôi gốc cây là một trong những biện pháp đơn giản giúp kiểm soát sâu bệnh hại như: sâu đục thân, kiến, mối,...Duy trì định kỳ 3 tháng/ lần, quét vôi gốc cây khoảng 0,7m từ mặt đất lên. 

Thông tin khác

Cách trồng cỏ Nhung Nhật

Cỏ Nhung Nhật hay còn gọi là cỏ nhật có tên khoa học là Zoysia tenuifolia, là câytrông thảm trang trí nền trong công trình cảnh quan sân vườn. Cỏ Nhung Nhật là loại cây mọc thảm rất mịn, xanh do đó cỏ Nhung Nhật được trồng phổ biến ở các trình cảnh quan n

Kỹ thuật duy trì cây bụi, cây trồng thảm trong chăm sóc cây xanh cảnh quan

Có thể kể đến các loại cây bụi, cây trồng thảm như: nguyệt quế, dâm bụt, tai tượng, vàng anh, dạ yến thảo mexico,... Các loại cây thường được sử dụng trồng một mình hoặc kết hợp với nhau để tạo hình, rất đa dạng phong phú về kiểu kết hợp. Để duy trì cây t

Sâu bệnh hại trên thảm cỏ và biện pháp phòng trừ hiệu quả

Thảm cỏ hiện tại rất phổ biến trong kiến trúc cây xanh cảnh quan đô thị, có rất nhiều loại cỏ được sử dụng để trồng thảm cỏ như: cỏ nhung nhật, cỏ lá gừng, cỏ tóc tiên, cỏ lạc, sài đất,.... Việc chăm sóc thảm cỏ cần đảm bảo đầy đủ quy trình kỹ thuật chăm

Kỹ thuật duy trì thảm cỏ trong chăm sóc sóc cảnh quan

Thảm cỏ được sử dụng phổ biến trong kiến trúc cảnh quan khuôn viên khu đô thị, công viên, trường học, sân golf cũng như nhà ở. Mặc dù được sử dụng phổ biến như vậy, song việc duy trì một thảm cỏ xanh tốt, đạt tiêu chuẩn không phải chủ đầu tư nào cũng có t

Những điều cần biết khi bón phân cho cây cảnh?

Chậu cây cảnh đặt trang trí trong văn phòng làm việc, bàn làm việc các nhân hay thâm chí là trang trí tại các bàn, kệ tủ trong mỗi gia đình đang là xu thế tất yếu hiện nay. Để cây luôn xanh mướt và phát triển tốt chúng ta thường bổ sung dinh dưỡng cho cây

Một số lưu ý chăm sóc để cây cảnh trong nhà phát triển tốt hơn

Hiện nay các chậu cây cảnh rất được ưa chuộng đặt trang trí trong văn phòng làm việc, bàn làm việc cá nhân hay thậm chí là trang trí tại các bàn, kệ tủ của gia đình. Để cây có thể phát triển bình thường. Cùng Cây cảnh Tầm Nhìn Châu Á tham khảo một số lưu

Mẹo đơn giản giúp ''hồi sức'' cho cây xanh nội thất

Khi chậu cây xanh của bạn có hiện tượng héo úa và có dấu hiệu sắp hỏng, bạn đừng vội bỏ đi nhé, hãy thử các mẹo vắt sau để “hội sức” cho cây.

Nguyên nhân và cách khắc phục hiện tượng vàng lá ở cây Kim phát tài

Kim phát tài bị vàng lá hoặc rụng lá phần lớn liên quan đến chế độ tưới nước cho cây. Trong quá trình trồng và chăm sóc chậu cây bạn cần đặc biệt chú ý đến lượng nước bổ sung cho cây để cây sinh trưởng và phát triển tốt.

Những lợi ích từ vườn tường cây xanh

Vườn tường cây xanh là một giải pháp trồng cây nghệ thuật trên tường, ngày càng được sử dụng phổ biến tại Việt Nam như một vật liệu xây dựng sống động, được ưa chuộng không chỉ với không gian ngoài trời mà còn cả không gian văn phòng, gia đình.

Biện pháp phòng trừ rệp sáp tấn công cây cảnh nội thất

Do cây sinh trưởng và phát triển trong môi trường nội thất, điều kiện sinh trưởng chủ yếu là ánh sáng đèn, cây ít được tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên. Do đó cây thường yếu, dễ bị sâu bệnh tấn công. Một trong những loại sâu bệnh phổ biến nhất mà người chăm