Bày trí cây xanh cho không gian nội thất, một phương thuốc cho cuộc sống khỏe mạnh đơn giản mà hiệu quả. Vai trò to lớn của cây xanh đối với sức khỏe con người đã được ghi nhận từ rất lâu. Cụ thể, các nhà khoa học đã nghiên cứu và chỉ ra rằng, cây xanh đăt trong môi trường nội thất sẽ giúp thanh lọc không khí, giảm stress, cải thiện âm tính, cải thiệu sức khỏe.
Vạn niên thanh rủ đặt hộp gỗ, tủ tài liệu
Đưới đây là những loại cây xanh nội thất dễ trồng và chăm sóc, đặc biệt, chúng còn có có khả năng loại bỏ một lượng lớn độc tố, bụi bẩn, giúp cho bầu không khí trở nên trong lành, thanh sạch.
1. Cây vạn niên thanh
Vạn niên thanh hay còn được nhiều người gọi là trầu bà hay hoàng tam điệp. Vạn niên thanh có 2 kiểu cây đó là vạn niên thảnh rủ, và vạn niên thanh leo cột.
Vạn niên thanh rủ có thân lá nhỏ hơn so với dạng cây leo cột, dạng cây này thường được trồng vào chậu nhỏ dùng đặt bàn, hoặc rỏ treo. Vạn niên thanh cột có lá và thân lớn, thường được trồng cho leo cột, cây phù hợp để trồng chậu đặt đất.
Vạn niên thanh hay còn gọi là trầu bà
Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thì vạn niên thanh là cây dẫn đầu trong danh sách
các loại cây có khả năng thanh lọc chất formaldehyde và benzen trong không khí. Ngoài ra nếu bạn đặt một chậu cây vạn niên thanh cạnh các thiết bị điện tử như máy tính, máy in, tivi... thì cây còn có khả năng hấp thu các chất phóng xạ phát ra từ các thiết bị này.
Việc bày trí một chậu cây vạn niên thanh cho không gian nội thất, đồng nghĩa với việc bạn dã có một chiếc máy lọc không khí tự nhiên vô cùng tốt.
2. Cây lưỡi hổ
Theo nghiên cứu của Nasa, Lưỡi hổ có tác dụng làm sạch không khí rất tốt, cây có khả năng hấp thụ 107 loại khí độc và đem lại không gian trong sạch. Cụ thể lưỡi hổ có thể hút được formaldehyde 0,938 gram/h. Đặc biệt, nó có thể hấp thu cả các độc tố gây ung thư như formaldehyde và nitrogen oxide.
Chậu cây lưỡi hổ trồng mix kết hợp
Ngoài ra lưỡi hổ còn được mệnh danh là cây dành cho phòng ngủ vì sản sinh ra khí O
2 vào ban đêm. Khả năng này hầu như các loài cây khác không có được bởi vào ban đêm, đa số thực vật thực hiện quá trình hô hấp ngược lại, tức là hấp thu O
2 và thải ra CO
2.
3. Cây dương xỉ
Dương xỉ trồng bụi
Dương xỉ cũng là một trong số những cây có khả năng hấp thu formaldehyde rất tốt. Ngoài ra, theo một số báo cáo nghiên cứu khoa học thì dương xỉ còn có khả năng loại bỏ kim loại độc hại như thủy ngân và asen.
4. Cây lan ý
Lan ý, một loại cây xanh nội thất có hoa. Đây là loại cây rất dễ trồng và dễ chăm sóc, bạn có thể trồng cây theo 2 phương pháp đó là trồng cây thủy sinh hoặc cây trồng đất.
Lan ý đặt hộp gỗ
Các bằng chứng thực nghiệm cho thấy lan ý là loại cây có khả năng hút ẩm, cân bằng không khí và tiêu diệt các tế bào nấm mốc trong nhà. Đặc biệt, cây có thể lọc được chất trong sơn nước gây ra ung thư như benzen VOC hay các chất giúp đánh bóng đồ nội thất.
Ngoài ra, cây còn có khả năng hạn chế các chất độc hại phát ra từ các thiết bị điện tử, chất kết dính, tẩy rửa.
5. Cây nha đam
Nha đam hay còn được gọi là Lô hội, cây có khả năng thanh lọc không khí, giải phóng oxy, hút các khí có hại cho cơ thế như: Cacbondioxit (CO), andehyde formic, cacbonic… Ngoài ra, cây nha đam còn có tác dụng hút bụi bẩn, tiêu diệt các loài vi khuẩn trong không khí.
Nha đam hay còn gọi là lô hội
Đặc biệt, cây nha đam còn có khả năng hiển thị lượng ô nhiễm trong không khí vượt quá mức cho phép thông qua những đốm nâu trên thân cây. Khi bạn thấy lá cây xuất hiện quá nhiều đốm nâu, chứng tỏ cây đã hút khá nhiều chất độc hại, bạn có thể mang cây ra cửa sổ nơi có nhiều ánh sáng mặt trời để cây phát triển tốt trở lại. Bạn có thể trang trí chậu lô hội trên bàn làm việc, ban công, nhà vệ sinh...