Thú Chơi Cây Cảnh Của Người Việt

Chơi hoa cây cảnh là một nếp văn hóa truyền thống của dân tộc ta, ban đầu thú chơi này chỉ dành cho những gia đình quyền quý, giàu có, ngày nay thú chơi hoa cây cảnh đã phổ biến đến nhiều tầng lớp, đặc biệt là những người yêu thiên nhiên, hướng tới cái đẹp.

Nhìn một chậu hoa cây cảnh, ta sẽ thấy một tập trung trọn vẹn hay một phần vũ trụ. Trong cái nhìn tổng thể, ta sẽ thấy được cái hùng vĩ của một cây đại thụ trong thiên nhiên. Ngoài ra còn cảm nhận được mối giao hòa giữa thiên nhiên và con người, thể hiện triết lý con người có thể hoàn thiện thiên nhiên chứ không thể sáng tạo thiên nhiên.

Để có những chậu hoa cây cảnh trước tiên phải lấy cây từ nơi hoang dã như sung, si, thông, trắc…và có thể cấy ghép ở vườn, hay trồng vào chậu như khế, me, tùng, mai…


Cây Si Bon Sai - Ảnh sưu tầm

Những nghệ nhân đầy tâm huyết với nghệ thuật cây cảnh chấp nhận từ 10 – 20 năm để hoàn chỉnh một cây thế với những nguyên tắc tạo hình tỉ mỉ và nghiêm ngặt. Gây dựng một chậu cây cảnh không phải dễ dàng ai cũng làm được, huống hồ là cả một vườn cảnh. Mỗi người có cách cảm nhận khác nhau và vì thế bồn cảnh cũng có những kiểu dáng khác nhau. Người lớn tuổi tính tình mô phạm, thích kiểu dáng chịu ảnh hưởng của Nho giáo, thể hiện những thế cây: Phúc – Lộc – Thọ, ngũ phúc, phu tử, mẫu tử, huynh đệ, bằng hữu… Người trẻ tuổi thì thích phóng khoáng, lãng mạn thì tạo thế cây hoành, thế cây nằm ngang hoặc trễ đổ như dòng thác.

Chơi hoa cây cảnh, người xưa chú trọng đến bốn yếu tố: nhất hình, nhị thế, tam chi, tứ diệp. Chính vì vậy, ta thấy cây cảnh uốn lượn thành 3 tầng, 4 đoạn thân, 5 chùm nhánh là để tượng trưng cho tam cương ( quần thần, phu tử, phu phụ), ngũ thường ( nhân, lễ, nghĩa, trí, tín), tam tòng ( tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử) và tứ đức ( công, dung, ngôn, hạnh).

Các nghệ nhân còn sáng tạo ra nghệ thuật chơi hoa cây cảnh với đặc tính nhân cách hóa cây thành những con vật gần gũi trong thiên nhiên như: hươu, nai, ngựa… đến những loài vật có hình tượng như: cá hóa rồng, bộ rễ với nét rồng, thường gặp nhất là thế rông lên ( thăng long), rồng xuống ( giáng long) hay thế rồng bay…

Chơi hoa cây cảnh lên đến hoàn thiện khi người xưa lấy 10 cây hoa cảnh giáng thế ( thập toàn) tạo thành 3 bộ chính làm cốt lõi cho nghệ thuật cây cảnh. Đó là tứ linh, tứ quý và tam đa.

Tứ linh gồm 4 loại cây: đa, sung, sanh, si ứng với tứ hình trong động vật: lông, lân, quy, phượng. Đây là những cây gỗ lưu niên cùng họ hàng ruột thịt với nhau, chịu được nắng mưa mà vẫn 4 mùa xanh tươi, nhân giống dễ dàng ( giâm, chiết, ghép…).

Bộ tứ quý gồm: tùng, trúc, cúc, mai ứng với tứ bình, hợp với tứ thời ( xuân tùng, hạ trúc, thu cúc, đông mai) thể hiện ước vọng hạnh phúc vĩnh cửu của con người.

Bộ tam đa gồm 3 bộ cây: sung, lộc vừng, vạn thọ, ứng với Phúc – Lộc – Thọ.

Thú chơi hoa cây cảnh nước ta có từ thời xa xưa, chủ yếu là tầng lớp thượng lưu, chơi để dưỡng tâm, dưỡng thần, hạn chế dục vọng. Cũng không ít người dùng cây cảnh để tô vẽ thêm cuộc sống giàu sang, quyền thế của mình. Thời phong kiến, nghệ thuât chơi cây cảnh từ dân gian đến chốn cung đình ít nhiều chịu ảnh hưởng trường phái cổ điển Trung Quốc. Theo trường phái này, cây cảnh bất luận loại gì cũng phải mang dáng vẻ của những con vật quý hiếm như: Long, Lân, Quy, Phượng tượng trưng cho quyền lực, thành đạt, sống lâu, phú quý. Mỗi tư thế của mỗi con vật cũng hàm chứa những hoài bão riêng. Thế “ Thần long bái vĩ”, thế “ Mãnh hổ giáng lâm” thể hiện sự mơ ước có sức mạnh, thâu tóm quyền lực, làm nên sự nghiệp lớn lao. Thế “ Phượng hoàng đăng sơn”, thế “ Bạch hạc đơn vũ” nói lên niềm khao khát tự do, thanh nhà, hạnh phúc. Ngoài các thế, dáng cây cảnh nói trên, còn có nhiều thế, dáng khác do nghệ nhân tự tạo để ký thác hoài bão của mình.


Ngày nay, người chơi hoa cây cảnh chạy theo trường phái cây cảnh Hà Lan, Nhật Bản. Do vậy, trường phái cây cảnh cổ điển không còn chiếm vị thế độc tôn. Theo các trường phái, cứ để cây cảnh phát triển thoải mái, tự nhiên. Tuy vậy, muốn cho cây có bộ gốc rễ hấp dẫn, chi nhánh cân đối, có thư thế đạt đến nghệ thuật hoàn hảo thì cũng phải cần đến bàn tay điêu luyện của nghệ nhân giàu óc tưởng tượng và giàu lòng kiên trì, nhẫn nại.

Một cây cảnh đẹp rất chú trọng đến bộ gốc rễ. Từ bộ gốc rế hài hòa, cân đối có sẵn, người chơi cây cảnh sẽ gửi gắm tâm tư, tình cảm của mình qua cách tự tạo ra các thế cây. Nhiều thế cây khá phổ biến hiện nay như: thế “Trực cảm” tượng trưng cho đức tính ngay thẳng, liêm khiết, bộc trực; thế “ Huyền nhai” thể hiện tâm hồn thoáng đãng, lãng mạn, phong lưu; thế “ Xiêu phong”, “ Hoành phi” chỉ ý thức vươn lên, quyết không khuất phục trước bạo lực. Nói chung, cũng như cây cảnh theo trường phái cổ điển, mỗi thế cây đều thể hiện một tính cách độc đáo riêng. Tùy tâm tính của mỗi người chơi mà chọn dáng cây sao cho thích hợp.

Giới chơi hoa cây cảnh, ngoài kỹ thuật lão hóa, thu gọn dáng cây, họ còn lắp ghép cây cảnh vào đá núi, san hô, gốc cây khô… để tạo ra một khoảng thiên nhiên thơ mộng đầy ấn tượng như: cảnh cây đa bến cũ, hang động sầm uất, ghềnh đá cheo leo, miền quê yên ả… Tất nhiên để việc lắp ghép đạt đến nghệ thuật hoàn hảo đòi hỏi nghệ nhân phải có trình độ thẩm mỹ cao, óc tưởng tượng phong phú.

Qua thú chơi hoa cây cảnh, ở chừng mực nào đó ta có thể nói, con người đã sáng tạo ra cảnh quan thiên nhiên sinh động và hấp dẫn. Thật là thú vị, sau những giờ phút lao động cực nhọc, ngồi bên ly trà xanh bốc khói, ngắm nhìn cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng được thu hẹp trong chậu cảnh cây mini đặt trên bàn nước, sẽ thấy tâm hồn thanh thản, phiêu bồng.

Vào những ngày giáp tết cổ truyền dân tộc, cây cảnh đủ loại, đủ cỡ, mang nhiều dáng vẻ độc đáo xuất hiện rải rác trong khu chợ hoa muôn màu, muôn sắc, ngọt ngào hương thơm, thu hút đong đảo dân chơi cây sành điệu từ các nơi đến thưởng lãm.

Nghệ thuật chơi hoa cây cảnh ở nước ta nói chung tuy có ảnh hưởng các trường phái Nhật Bản, Hà Lan, Trung Quốc…nhưng vẫn giữ được bản sắc van hóa độc đáo của dân tộc. Chơi cây cảnh dù là trường phái hiện đại hay cổ điển vẫn là thú chơi phong lưu, tao nhã, vừa có tính nghệ thuật và mang ý nghĩa triết lý sâu sắc.

Qua thú chơi hoa cây cảnh, con người đã gửi gắm vào đó tình yêu quê hương xứ sở, đồng thời thể hiện ý chí vươn tới các giá trị Chân – Thiện – Mỹ.

 

Thông tin khác

Những Vị Trí Đặt Cây Cảnh Trong Nhà

Không gian đô thị với những ngôi nhà ống san sát, những tòa nhà cao tầng hiện đại khiến cho không gian xanh ở các đô thị bị thu hẹp. Không ít gia đình đã lựa chọn giải pháp sử dụng cây cảnh trồng trong nhà để khắc phục tình trạng thiếu không gian xanh đó.

Mua Bán Cây Cảnh Hà Nội - Nét Văn Hóa!

Thú chơi hoa cây cảnh từ lâu là một nét đẹp văn hóa trong lòng thủ đô Hà Nội. Nhu cầu mua bán cây cảnh, trao đổi cây cảnh Hà Nội ngày càng tăng lên trên địa bàn, đặc biệt là vào các dịp lễ Tết.

Những Công Dụng Của Hoa Cây Cảnh Trồng Trong Nhà

Cùng với sự tiến bộ của đời sống cả về vật chất lẫn tinh thần, hoa cây cảnh đã trở nên gần gũi và được con người sử Cùng với sự tiến bộ của đời sống cả về vật chất lẫn tinh thần, hoa cây cảnh đã trở nên gần gũi và được con người sử dụng nhiều hơn. Dọc the

Nâng Cấp Góc Sân Vườn

Không quá khó để tạo ra những đổi mới cho không gian sống của bạn. Hãy xem những minh họa dưới đây để thấy, những góc sân, mảnh vườn đã trở nên sinh động hơn hẳn nhờ một vài thay đổi nhỏ.

Không Gian Sống Bình Yên Nhờ Hoa Cây Cảnh

Thỉnh thoảng người ta hay đi tìm cho mình sự bình yên: bình yên trong tâm hồn, bình yên nơi cảnh vật… bởi sự bình yên lúc nào cũng làm con người dễ chịu. Có thật đơn giản không khi muốn đi tìm sự bình yên như trong câu “ngõ vàng hoa bình yên phố bâng khuâ

Tạo Vườn Cho Nhà Phố Bằng Hoa Cây Cảnh Đẹp

Nhà phố thường bị hạn chế chiều ngang, phát triển chiều sâu, lại chủ yếu loại liền kề, cửa mở thẳng ra hè nên khó tạo khoảng không gian xanh.

Đầu Năm Mang Lộc Xuân Vào Nhà

Lộc là một trong Ngũ phúc (Phúc, Lộc, Thọ, Khang, Ninh) và được “mã hoá” qua hình ảnh những nhành lộc non của hoa cây cảnh mùa xuân vào độ tươi thắm.

Những Loại Hoa Cây Cảnh Bày Trong Phòng Khách

Trang trí phòng khách rất quan trọng để tạo nên phong cách và cá tính của ngôi nhà cũng như của chủ nhân nó. Bởi phòng khách là nơi nhiều người ra vào, vì thế nó sẽ tạo ấn tượng đầu tiên với mỗi người quan sát. khách rất quan trọng để tạo nên phong cách

View Qua Cửa Sổ Phòng Khách

Khi bạn đã sở hữu một ngôi nhà thì việc thiết kế thế nào để không gian sống của ngôi nhà bạn đạt hiệu quả tốt nhất cả về mặt thẩm mỹ, công năng cũng như phong thủy là vấn đến hết quan trọng.

Các Loại Vườn Hoa Cây Cảnh Á Đông

Chọn kiểu vườn ra sao tùy thuộc vào nhiều yếu tố: Khí hậu, thổ nhưỡng địa phương, sở thích chủ nhà và hiện trạng ngôi nhà. Tầm nhìn Châu Á xin giới thiệu tới các bạn loạt giới thiệu về các loại vườn Á Đông phổ biến ở Việt Nam hiện nay.