CÂY HOA HỒNG

Tên khoa học Rosa Sp, thuộc họ hoa Hồng Rosaceae
Xuất xứ Ôn đới và Á nhiệt đới - vùng bắc bán cầu.
  • Đặc điểm
  • Cách trồng, chăm sóc
Hoa Hồng là loại hoa đẹp và có hương thơm dễ chịu, tuy nhiên than hoa có gai nhọn. Hoa đẹp nhất vào khoảng Đông sang Xuân. Vào các thời gian khác cây cũng có hoa nhưng sắc hoa không được đẹp rực rỡ và cách hoa không nở hết. Ở nước ta, cây hoa Hồng đươc trồng hầu khắp đất nước. Có nhiều giống có nguồn gốc đia phương hay châu Á như Rosa sinensis jacq, hay có nguồn gốc châu Âu như Rosa damascene Mill. Phổ biến các loại hoa Hồng ở Việt Nam là: Hồng cỏ, Hồng cứng, Hồng bạch tuyền, Hồng bạch văn khôi, Hồng quế, Hồng bạch cánh xếp, Hồng cách sen, Hồng nhung, Hồng vàng, Hồng Đà Lạt…

Đặc điểm hình thái:
Là cây thân bụi thẳng đứng hoặc mọc leo, có các nhánh nhỏ mọc ra từ thân chính. Cả thân chính và nhánh nhỏ đều bị bao phủ bằng một lớp gai. Tuỳ loại giống thì số lượng gai nhiều ít khác nhau. Lá thuộc lá kép lông chim lẻ. Hoa nhiều cánh có mùi thơm đặc trưng, màu sắc đa dạng đủ các màu: xanh, đỏ, tím, vàng, tráng, đen, cam…
Cách trồng và chăm sóc:
  Cây hoa Hồng đòi hỏi đất tốt, phân nhiều, đất luôn ẩm nhưng không ướt và cần nhiều ánh sáng. Không nên trồng chung cây hoa Hồng với cây cảnh khác, đặc biệt là cây có kích thước lớn hơn, vì nó sẽ không thể cạnh tranh được dinh dưỡng, ánh sáng và ôxi. Cần vun gốc và tưới phân thúc thường xuyên thì cây mới cho hoa nhiều và đẹp. Định kỳ sao khoảng 10 – 12 tháng nên “đốt phớt”, tức là cắt thấp ngọn cho cây phát triển nhiều cành to, vì hoa Hồng chỉ nở ở đầu cành, cây càng nhiều cành thì càng nhiều hoa. Hàng năm cần bón phân tốt chung quanh gốc, có xẻ rãnh lấp kín, cây càng trẻ lâu càng cho nhiều hoa đẹp và bền.

Cây hoa Hồng thường được nhân giống bằng phương pháp chiết cành bánh tẻ hay giâm các đoạn than bánh tẻ vào mùa thu hoăc mùa xuân hang năm. Chiết đơn giản, bó bầu bằng rễ bèo Lộc Bình (bèo tây) khô tẩm ướt hoặc bằng mùn rác trộn bùn, như vậy cây sẽ mau ra rễ. Các loại Hồng quý thì thường được ghép mắt trên các cây sống khoẻ để đảm bảo cây không chết. Cũng có thể gieo cây bằng hạt, nhưng chủ yếu để lấy cây con làm gốc ghép. Ở nước ta, hạt hoa Hồng không này mầm được do điều kiện tự nhiên không phù hợp.

Hoa Hồng rất ít khi bị sâu bệnh, song bệnh nấm ở hoa Hồng là rất nguy hiểm, nấm mốc phấn trắng làm than và ngọn cây rụt lại, lá xoăn và bé đi làm hoa không thể nở được. Cần phun thuốc Suylfat Đồng 0,1 – 0.2% hoặc Zinepximen cùng nồng đô trên. Hay cách đơn giản hơn là quan sát và thấy cành nào bị nấm thì ngắt bỏ và đem đốt.
Ý nghĩa và cách bài trí:
Hoa hồng thường được cắt cành cắm lọ đặt trang trí trong nhà, cũng có thể cắt cành bó thành những bó hoa làm quà tặng. Cây hoa hồng còn được trồng trong chậu, bồn trang trí cảnh quan sân vườn tòa nhà, công viên... Người chơi hoa hồng hiện nay có xung hướng chơi nguyên chậu và sưu tập rất nhiều loại giống hoa hồng để trồng và chăm sóc.

 

Thông tin khác