CHẬU CÂY HỒNG MAI

Tên khoa học Chaenomeles Japonica
Xuất xứ Tầm Nhìn Châu Á
Hồng mai có dáng giống hoa mai vàng miền Nam, có sắc thắm đài các của hoa đào miền Bắc đang là thú vui không ít người săn lùng. Nhiều đời nay, hoa mai vàng và hoa đào đỏ là biểu tượng đặc trưng mỗi khi Tết đến xuân về. Thế nhưng, một vài năm gần đây, vẻ đẹp lạ lùng và nổi bật của một số người sành chơi rất ưa chuộng. 
  • Đặc điểm
  • Cách trồng, chăm sóc
  • Ý nghĩa & ứng dụng
Loài cây có dáng nhỏ, lớn nhanh, lá cây màu xanh bóng, mép lá có răng cưa nhỏ, nhiều hoa còn mọc đầu cành lúc lá còn non mới trồi. 
Hồng mai là loại cây ưa sáng, có thân tương đối giống mai vàng và gần giống hoa đào miền bắc
Hồng mai là loại cây sống lâu năm, cành mai hơi có lông, lá đơn hình trứng dài 5-8mm, rộng 3-5mm, màu xanh bóng, mép lá răng cưa nhỏ đều
Cây có thể tạo thành quả cầu hình tròn, vào thời điểm cây nở hoa nhìn như một quả cầu lửa. Quả hình trứng dài 10-15cm, thịt xốp màu vàng nâu, có mùi thơm, nhân cứng rắn
Hoa đơn độc mọc ở đầu cành, cùng lúc lá non mới trổ (khoảng tháng 4 - 5), hoặc đường kính 3-4,5cm, thông thường màu hồng, ra hoa vào cuối mùa đông hay đầu mùa xuân. Hồng mai hoa chơi được rất lâu, từ lúc cây nụ đến tàn khoảng 2 tháng nên loại cây cảnh này rất được ưa chuộng, loài hoa này có dáng nhỏ, lớn nhanh, nhiều hoa. 
Một số lưu ý khi chăm sóc cây Hồng mai: 
Ánh sáng nhiệt độ: hoa Hồng mai là cây ưa ánh sáng, nhưng cũng có thể trồng ở nơi bóng râm
Đất trồng: Hồng mai ưa đất trồng tơi xốp, giàu dinh dưỡng, khả năng thoát nước tốt, dễ chăm sóc.
Tưới nước: cây Hồng mai tuy chịu nắng hạn, nhưng không có khả năng chịu hạn cao. Trong mùa nắng, ta nên chăm lo tưới nước. Với Hồng mai được trồng trong chậu đặt trong văn phòng, nên chú ý lượng nước tưới để cây ra hoa hoặc điều chỉnh thời gian ra hoa theo ý muốn. 
Đặc biệt đối với cây trồng chậu trong văn phòng cần chú ý đến lượng rút nước của chậu, nếu thấy có tình trạng úng nước phải dùng que nhỏ thông ngay, nếu để lâu cây Hồng mai sẽ bị chết vì bộ rễ hư. 
Bón phân cho cây Hồng mai: Hồng mai nên được bón phân, sau khi tải cảnh tạo dáng cho chúng ta cần bón phân cho Hồng mai sinh trưởng tốt về cành lá. Lúc này yêu cầu đạm và lân nhiều hơn, kali ít cũng được. Có thể dùng phân đầu trâu NPK, xới đất lên bón, lấp đất lại. Lượng bón mỗi lần không cần nhiều, khoảng 40-50g/chậu, tưới dủ thường xuyên. Mỗi tháng bón 2-3 lần, quan sát thấy cây ra lá, cành lá xum xuê là được. Nếu thấy lá quá đậm, có thể giảm số lượng hoặc lần bón xuống.
Vào mùa mưa ừ tháng 6 đến tháng 10 âm lịch, dùng đầu trâu NPK để bón. Bón các loại phân này dể cung cấp đủ các chất dinh dưỡng đa lượng và vi lượng cho Hồng mai. 
Khi kết thúc mùa mai: khoảng giữa tháng 11 dương lịch, tiến hành xem lại dáng cây, cành lá đã thỏa mãn chưa. Có thể tỉa lại một lần nữa rồi chỉ tưới nước dưỡng cây
Diệt cỏ dại, bắt sâu cho cây Hồng mai: cỏ dại tranh ăn các chất bổ của phân bón vào dất, vì vậy, cần phải tiêu diệt ngay. Nên diệt cỏ trước mùa mưa hàng năm. Về sâu bệnh, cây mai có đặc tính kháng bệnh cao, ên ít bị sâu rầy phá hại, thế nhưng không phải là không có. Nếu cây có dấu hiệu bị sâu bệnh hại tấn công cần mua thuốc về điều trị ngay.
Hiện nay, Hồng mai được ưa chuộng trồng trang trí tại nhà, vì trong phong thủy, Hồng mai không những tượng trung cho ngũ phúc: trường thọ, phú quý, an khang, hảo đức, thiện chung, mà còn hợp ngũ hành Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ. 
Đối với cây Hồng mai trang trí trong phòng, cần lưu ý nơi đặt để cây có điều kiện thích hợp phát triển tốt. 

Thông tin khác