THIẾT MỘC LAN GỐC CỔ THỤ

Tên khoa học Dracaena fragrans
Xuất xứ Tây Phi
Thiết mộc lan gốc cổ thụ cây có dáng vẻ cao to bề thế, rất phù hợp dùng để bày trí cho sảnh các tòa nhà lớn, phòng làm việc của các lãnh đạo cao cấp, thể hiện sự uy nghi bề thế...
  • Đặc điểm
  • Cách trồng, chăm sóc
  • Ý nghĩa & ứng dụng
Thiết mộc lan hay phát lộc, phát tài hoặc phất dụ thơm là loài thực vật có hoa trong họ Tóc tiên (Ruscaceae). Loài cây này có nguồn gốc ở Tây Phi, Tanzania và Zambia nhưng hiện nay được trồng làm cây cảnh ở khắp nơi trên thế giới. Tại Việt Nam, Thiết mộc lan được đánh giá là loại cây cảnh phổ biến, được ưa chuộng nhất trên thị trường cây cảnh nội thất.
Thiết Mộc Lan có nhiều loại khác nhau, bạn có thể nhận diện chúng qua màu sắc của lá cây, như Massangeana lá có một sọc, Lindenii lá có ba sọc và Victoria lá có màu xanh hoàn toàn. Lá cây có thể dài đến 1m và rộng 10 cm. Cây thân gỗ, nếu trồng cây thiết mộc lan trong đất thì cây có thể cao lên đến 6m.
Hoa của cây thiết mộc lan thường mọc thành chùm màu trắng và có mùi rất thơm, nhất là vào ban đêm. Ngoài ra, thiết mộc lan còn là một trong số hiếm những loài cây có thể nở hoa vào lúc thời tiết lạnh, thường là vào lúc tiết trời chuyển từ đông sang xuân nên ta thường thấy Thiết mộc lan ra hoa vào dịp Tết.
 
Cách trồng và chăm sóc thiết mộc lan gốc cổ thụ
- Đất trồng: Để cây sinh trưởng phát triển tốt, giá thể trồng cần đảm bảo tơi xốp, giàu dinh dưỡng, đất có khả năng giữ nước cũng như thoát nước tốt. Giá thể có thể phối trộn xơ dừa, trấu hun, phân hữu cơ hoai mục, giá thể cần đảm bảo sạch bệnh.
- Nước tưới:  Với chậu cây thiết mộc lan gốc cổ thụ, một tuần bạn cần bổ sung nước cho cây từ 1 - 2 lần, mỗi lần khoảng 450 - 800ml nước. Lượng nước tưới cần điều chỉnh phụ thuộc vào độ ẩm đất cũng như điều kiện thời tiết. Chú ý, trong môi trường điều hòa, thao tác tưới không nên làm ướt lá, vì nếu lá bị ướt sẽ gây ra hiện tượng bỏng lạnh, lá bị hỏng.
- Cắt tỉa vệ sinh lá: Định kỳ hàng tuần bạn cần tiến hành lau bụi bẩn, cắt bỏ lá già yếu cho cây, việc làm này ngoài lợi ích về mặt thẩm mỹ còn giúp cây tăng khả năng quang hợp.
- Dinh dưỡng: Giá  thể trồng cây thiết mộc lan gốc cổ thụ đã được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, cây có thể dùng trong khoảng 4 - 6 tháng mà không cần bổ sung thêm bất kể loại dinh dưỡng gì. Ngoài giai đoạn này, bạn có thể bổ sung cho cây phân NPK cho cây. Hình thức bổ sung, phân bón có thể pha loãng tưới cho cây hoặc, bón trực tiếp quanh miệng chậu. Chú ý tránh bón quá nhiều làm ảnh hưởng đến hệ rễ.
- Phòng trừ sâu bệnh: Thiết mộc lan gốc cổ thụ cây rất hay bị phân trắng tấn công. Để loại bỏ phấn trắng hại cây bạn có thể dùng khăn ẩm chứa cồn hoặc nước rửa chén bát pha loảng lau trực tiếp lên vị trí lá bị tấn công.
- Trong phong thủy, Thiết mộc lan có thân gỗ màu nâu vững chãi, tán lá xanh nên được xếp vào nhóm cây hành Mộc đối với những cây có lá sọc vàng, mỗi ngọn cây đều mọc lên như ngọn đuốc lại được xếp vào nhóm cây hành Hỏa. Dựa vào quy luật tương sinh, tương khắc trong ngũ hành, dựa vào không gian và các vật dụng phong thủy khác để chúng ta lựa chọn Thiết mộc lan tương sinh hay tương hợp với bản mệnh, thậm chí lại cần tương khắc để cân bằng hài hòa âm dương trong không gian sống và làm việc.
- Không chỉ có tác dụng trang trí, Thiết mộc lan còn được biết đến với tác dụng lọc bỏ các độc tố gây ô nhiễm không khí như benzene, toluene, formallhelyde, hấp thụ monooxide de carbone hiệu quả, góp phần mang đến nguồn không khí trong lành cho môi trường đặt cây.

Thông tin khác