CÂY SALA

Tên khoa học Couroupita guianensis
Xuất xứ Nam Mỹ
Sala còn được biết đến bởi nhiều loại tên khác nhau như: Cây ngọc kỳ lân, đầu lân, cây vô ưu... Sala thuộc cây thân gỗ có hoa màu cam pha lẫn đỏ hồng sặc sỡ. Cây gắn liền với sự tích đức Đức Phật Thích Ca nên được trồng nhiều ở những nơi thanh tịnh hay đền chùa.
  • Đặc điểm
  • Cách trồng, chăm sóc
  • Ý nghĩa & ứng dụng
- Cây sala là loại cây thân gỗ, có kích thước lớn, cây có thể cao từ 25 – 30m tùy vào độ tuổi của cây.
- Cây có hoa mọc từ gốc lên, tại phần thân của cây, chùm hoa dài với các bông hoa có kích thước khá lớn, chùm hoa có thể dài lên đến 3m.
- Hoa có màu cam pha đỏ hồng đặc trưng thường nở vào tháng 2 – tháng 5 hằng năm, ban đêm thì hoa lại tỏa ra  một mùi hương thơm mát, thư giãn.
- Quả của cây có hình tròn, màu nâu sẫm, có kích thước từ 14 – 25cm, chứa hạt bên trong.
Sala là loại cây lâu năm, không kén chọn môi trường nên rất dễ chăm sóc. Tuy nhiên để cây sinh trưởng tốt phát triển tốt, bạn cần chú ý một số điểm sau:
- Cung cấp chất dinh dưỡng: Khác với những cây trồng trong nhà khác thì cây sala không yêu cầu quá nhiều về dinh dưỡng. Nếu như những cây cảnh thông thường yêu cầu phải cung cấp chất dinh dưỡng từ 2 -3 tháng/lần thì đối với sala thì bạn chỉ cần bón phân khoảng 2 lần/năm để cây có thêm dưỡng chất.
Tưới nước thường xuyên: Mặc dù không yêu cầu cao về chất dinh dưỡng nhưng bạn nên thường xuyên tưới nước cho cây, nhất là với những cây non mới trồng. Bạn nên tưới nước thường xuyên để cây có thể sinh trưởng và phát triển tốt hơn.
- Phòng ngừa sâu bệnh: Trong khoảng những năm đầu, khi cây chưa phát triển tốt thì bạn nên lưu ý sâu bệnh tấn không cây. Có một vài loại sâu bệnh như: Đục thân, sâu ăn lá, rày nâu,…. Vì thế mà bạn cần lưu ý quan sát và phun thuốc kịp thời, tránh cây bị hư hại quá nhiều.
- Sala thường được sử dụng trồng nhiều trang trí cảnh quan sân vườn đặc biệt do chúng có ý nghĩa linh thiêng trong đạo phật nên được trồng nhiều hơn cả trong các khu vực chùa, chiền. Cây sala cũng được coi là vật phẩm để công đức trồng trong chùa của nhiều tín đồ Phật giáo.
- Gỗ của cây sala được sử dụng để làm hương. Vỏ của trái sala còn được chế làm đồ dùng.
- Trong y học: Vỏ cây, lá cây và hoa sala đều được sử dụng để làm thuốc bởi chúng có tính chất chống vi khuẩn giúp kháng khuẩn, sát trùng và giảm đau. Đã có rất nhiều bài thuốc hay dân gian từ cây sala được ông cha ta lưu truyền tới tận ngày nay: Vỏ cây được cho là chữa bệnh cảm lạnh, đau bụng. Nước ép từ lá của cây sala có thể điều trị bệnh sốt rét và bệnh ngoài da, trong khi nhai lá non làm giảm đau răng. Hạt cây sala có thể khử trùng vết thương. 

Thông tin khác