CHẬU CÂY LƯỠI HỔ MINI

Tên khoa học Sansevieria trifasciata Hort
Xuất xứ Nigeria
Cây lưỡi hổ hay còn được biết với tên gọi là cây lưỡi cọp, cây hổ vĩ mép lá vàng. Nghe tên có vẻ hùng dũng nhưng loài cây này vốn dĩ vô cùng khiêm tốn với những chiếc lá vươn cao thẳng đứng đến khoảng 60cm, không tốn nhiều diện tích không gian mà lại có khả năng xanh tươi quanh năm, không cần nhiều công chăm sóc.
 
  • Đặc điểm
  • Cách trồng, chăm sóc
  • Ý nghĩa & ứng dụng
Cây lưỡi hổ là cây mọc thành bụi mang 5- 6 lá (các cây nhỏ mini khoảng 3-4 lá). Các phiến lá khá đơn giản hình kiếm dài, phẳng, dài từ 30-160cm và rộng từ 3-8cm. Lá mọc thẳng dạng giáo hẹp, khá dày, gốc thành bẹ ôm lấy thân, mép hình lượn sóng. Lá màu xanh, viền vàng, sọc ngang màu trắng vàng. Bề mặt phẳng phiu trơn bóng, không có gân lá. Lưỡi hổ là loài cây lâu năm, có hoa nhỏ, mọc chung cuống thành từng chùm. Hoacó 6 cánh, rất mềm, dài và thuôn. Hoa thường có màu trắng ngà hoặc lục nhạt.Quả tròn.
Chậu cây lưỡi hổ mini đặt bàn có chiều cao cả chậu khoảng 0,2 – 0,4m.
Đươi đây là một số điểm bạn cần lưu ý khi trồng và chăm sóc chậu cây lưỡi hổ.
- Đất trồng:
Lưỡi hổ là loại cây xanh không kén đất trồng, cây có thể sinh trưởng được ở mọi điều kiện thổ nhưỡng khác nhau. Nhưng loại đất phù hợp với Lưỡi hổ nhất là loại đất có độ mùn cao và thoáng khí. Giá thể phối trộn thêm để trồng cây cần đảm bảo sạch bệnh.
- Nước tưới:
Việc bổ sung nước cho cây cần dựa vào điều kiện thời tiết, độ ẩm đất. Thông thường với chậu cây lưỡi hổ đặt sàn do Tầm Nhìn Châu Á cung cấp, 1 tuần cần tưới cho cây 1 – 2 lần, lượng nước khoảng 350 – 400ml/lần.
- Ánh sáng:
Lưỡi hổ thích hợp Cây thích hợp nhất là để bán râm và vẫn có thể phát triển trong môi trường chỉ có đèn huỳnh quang. Cây có thể chịu được ánh sáng trực tiếp.
- Lau lá, cắt tỉa lá già:
Thỉnh thoảng bạn cần vệ sinh lá bằng cách dùng khăn ẩm lau bề mặt lá. Việc làm này sẽ giúp cây phát huy tối đa khả năng hấp thu độc tố trong không khí, lá cây sạch đẹp hơn. Việc lau lá cần tiền hành kết hợp với việc cắt bỏ lá già.
- Lưỡi Hổ “Chuyên gia thanh lọc không khí” :
Không phải tự nhiên mà loại cây này lại được cho là  chuyên gia  thanh lọc không khí,  các nhà khoa học đã nghiên cứu và chỉ ra rằng: Lưỡi hổ có khả năng hấp thụ các chất độc gây hại đến xức khỏe con người như formaldehyde (một chất gây ung thư trong các sản phẩm vệ sinh, giấy toilet, khăn giấy hay các sản phẩm chăm sóc cá nhân), xylene, toluene và nitrogen oxit.
Ở những nơi như nhà máy sản xuất xe hơi, máy bay, gỗ dán, thảm trải, sản xuất sơn, máy in hay chốn văn phòng được khuyến cáo nên đặt lưỡi hổ xung quanh để giảm bớt tác động của các chất độc thải ra trong quá trình hoạt động.
Trồng lưỡi hổ thì bạn yên tâm đặt cây này trong phòng ngủ cả đêm nhé! Vì ban đêm Lưỡi hổ vẫn tiếp tục hấp thu CO2 và nhả Oxy ra ngoài.
- Lưỡi hổ và những ý nghĩa phong thủy:
Ngoài những lợi ích to đối với sức khoẻ, trồng cây lưỡi hổ còn mang lại ý nghĩa về mặt phong thuỷ.
Cây có năng lượng phong thuỷ giúp bảo vệ bạn, chống lại khí xấu quanh nhà hay văn phòng. Người ta tin rằng những ai trồng Lưỡi hổ sẽ được Bát tiên tặng cho 8 món quà, được gọi là Bát công đức thuỷ (8 phẩm hạnh tốt đẹp). Ở Trung Quốc, người ta đặt cây ở gần cửa ra vào để tỏ ý đón rước Bát công vào nhà.

Thông tin khác