CHẬU CÂY LAN CHI ĐẶT BÀN

Tên khoa học Chlorophytum Bichetii
Xuất xứ Châu Phi
Lan chi hay còn được gọi là Thảo Lan Chi, là cây có nguồn gốc từ Châu Phi, sau được tìm thấy nhiều ở các vùng nhiệt đới khác như: Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam…, rất được ưa chuộng trồng trang trí cảnh quan, sân vườn và trang trí trong nhà
  • Đặc điểm
  • Cách trồng, chăm sóc
  • Ý nghĩa & ứng dụng
Đặc điểm của cây Lan chi: Lan chi thuộc loại cây thân thảo, lá xanh sọc trắng, cây thường mọc thành bụi nhỏ, có chiều cao trung bình khoảng 20 – 35cm. Lan chi có lá hình kiếm thon dài, lá mọc sát từ thân lên nên không có cuống. Hoa lan chi có hình ngôi sao nhỏ màu trắng, kích thước hoa nhỏ, hoa mọc thành cụm, mỗi bông có khoảng 6 cánh, nhụy vàng điểm khuyết.
Lan chi là loại cây ưa bóng râm, rất dễ bị héo, khô. Rễ lan chi xốp và tương đối yếu, vì vậy rất dễ bị ngập úng nếu không thoát nước kịp thời.

 

Cách trồng và chăm sóc cây Lan chi:  Lan chi phát triển mạnh trên các loại đất mùn, đất phù sa, có nhiều khoáng chất dinh dưỡng. Cây  được nhân giống chủ yếu bằng phương pháp tách chồi từ gốc cây mẹ. Trung bình một cây mẹ, cứ 3 năm có thể tách gốc 1 lần.  Bạn có thể trồng cây trong chậu hoặc trực tiếp xuống đất vườn cây đều có thể phát triển tốt. Khi trồng vào chậu, cần đặt cây ở chính giữa chậu cây hoặc hố trồng, lấp đất đến hết phần cổ rễ, nén chặt xung quanh gốc, để cố định cây.  Sau khi trồng xong, nên tưới nước thật đẫm để cây hồi phục và phát triển trong môi trường mới.

Để cây Lan chi phát triển tốt, cần chú ý đặc điểm chăm sóc cây như sau:
Nhiệt độ:  Lan chi sinh trưởng phát triển tốt ở ngưỡng nhiệt độ từ 17 đến 25 độ C.
Ánh sáng:  Với đặc tính là cây thường xanh, ưa bóng râm, cây dễ bị cháy dưới ánh sáng mặt trời gay gắt. Vì vậy, nên tránh để cây tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.
Nước tưới:  Việc bổ sung nước cho cây cần dựa vào điều kiện thời tiết, độ ẩm của đất, thông thường 1 tuần cần tưới cho cây từ 1 – 2 lần

 

Ứng dụng và ý nghĩa:
Lan chi được mệnh danh như “chiếc máy hút bụi thần kỳ”, theo các nghiên cứu khoa học đã chứng minh, Lan chi có khả năng thanh lọc được không khí rất tốt, có thể hấp thụ tới 95% cacbonic, xử lí các khi độc hại từ các thiết bị điện thải ra.
Ngoài ra, ở Ấn Độ Lan chi còn được dùng để chưa trị các bệnh về hệ tiêu hóa như: Tiêu chảy, kiết lị, khó tiêu,… vô cùng hiệu quả. 
Trong phong thủy, lá Cây Lan Chi được coi là lá bùa hộ mệnh giúp gia chủ chống lại ma quỷ, tà ma, những điều xui rủi trong cuộc sống, đem lại những điều may mắn, hạnh phúc, tài vượng cho gia chủ.
Chậu Lan chi mini thường được dùng để trang trí bàn làm việc, bàn khách, hoặc bày trên các giá kệ, khung ngũ hành và các vị trí nhỏ khác.

Thông tin khác