CÂY HOÀNG NAM

Tên khoa học Polyalthia longifolia.
Xuất xứ Ấn Độ
Cây hoàng nam được biết đến bởi nhiều tên gọi khác nhau như: Tháp Ân Độ, Huyền Diệp, Liễu Ấn Độ... Cây được nhiều người ưa thích trồng làm cảnh, cây bóng mát ở các biệt thự cơ quan...
  • Đặc điểm
  • Cách trồng, chăm sóc
  • Ý nghĩa & ứng dụng
- Hoàng nam thuộc loại cây thân gỗ, mọc thẳng, cây có chiều cao từ 5 - 10m tùy vào điều kiện chăm sóc.
- Vỏ cây màu đen, bên trong là phần gỗ màu trắng, được bao phủ bởi lớp lá cành rậm rạm.
- Lá hoàng nam mọc đơn, lá khi còn non có màu vàng sáng khi già chuyển thành màu xanh thẫm. Lá thuôn dài, nhọn ở đầu. Lá mọc rủ và rất dày, che phủ hết toàn bộ thân và cành. Cây có tán lá không rộng, chỉ từ 1 - 2m.
- Hoa hoàng nam mọc thành từng chùm, có màu vàng chanh, khi nở có mùi khá thơm. Mỗi hoa có các cánh uốn lượn, 4 đài hoa màu xanh.
- Quả hoàng nam có hình bầu dục, màu đen, kích thước khá nhỏ.
- Về đặc tính sống, cây hoàng nam là loài sinh trưởng nhanh, ưa ẩm nhưng vẫn có thể chịu hạn tốt, chịu úng kém, như cầu dinh dưỡng bình thường.

Là cây công trình, bạn hầu như không phải làm gì nhiều khi chăm sóc cây hoàng nam, tuy nhiên khi cây còn nhỏ thì bạn cần lưu ý một vài điểm sau:
- Tưới nước: Hoàng Nam có khả năng chịu hạn tốt, một tuần bạn cần tưới nước cho cây 3 - 4 lần. Việc tưới nước bổ sung nước cho cây cần dựa vào độ ẩm của đất, cũng như điều kiện thời tiết, lưu ý không tưới quá nhiều nước làm ngập úng, hỏng bộ rễ.
- Ánh sáng: Để cây hoàng nam sinh trưởng và phát triển tốt nhất bạn nên chọn nơi có nhiều ánh sáng để trồng cây. Giai đoạn cây còn nhỏ cần có biện pháp che chắn nếu trời nắng quá gắt.
- Dinh dưỡng:  Hoàng Nam thuộc loại cây có nhu cầy dinh dưỡng không cao, khi cây đã lớn thì bạn hầu như không phải bổ sung dinh dưỡng. Tuy nhiên ở giai đoạn cây còn nhỏ, mới trồng cây bạn cần định kỳ bổ sung dinh dưỡng cho cây, nhất là giai đoạn cây chuẩn bị ra hoa. 
- Cắt tỉa: Khi mới trồng cây, cần có biện pháp neo giữ để tránh gãy đổ. Khi cây lớn thì cần cắt tỉa để tạo dáng cho cây, đồng thời tránh cây quá rậm rạp sẽ tạo điều kiện cho côn trùng, động vật.
- Phòng trừ sâu bệnh: Cây ít khi bị bệnh, thi thoảng có thể bị sâu ăn lá hay rầy bám, bạn chú ý quan sát, quét vôi ở gốc và mua thuốc về phòng trừ là được.

 
- Tác dụng đầu tiên của cây hoàng nam phải kể tới chính là làm cảnh. Nhiều khu vực công cộng như công viên, bệnh viện, trường học, khu đô thị, khu công nghiệp, khu nghỉ dưỡng thường trồng cây hoàng nam để làm đẹp cảnh quan.
- Hoàng Nam có tán lá dày, rậm rạp nên cây có khả năng thanh lọc không khí, giúp giảm tiếng ốn, nhiệt độ môi trường sống xung quanh.
-  Gỗ của cây hoàng nam có màu đẹp mắt, do đó có thể tận dụng làm đồ mỹ nghệ.
-  Trong các ghi chép Đông Y, các bộ phận của cây hoàng nam còn có thể tận dụng để trị các bệnh ngoài da, hạ huyết áp, hạ sốt, điều trị giun sán khá hiệu quả.
-  Không những vậy, nhờ mang những ý nghĩa đặc biệt mà cây hoàng nam còn được trồng trong các đền chùa, khu tâm linh…Trồng cây hoàng nam có thể giúp xua đuổi vận xui, công danh sự nghiệp thăng tiến.

Thông tin khác