CÂY HOA SỮA

Tên khoa học Alstonia scholaris
Xuất xứ Các nước Châu Á nhiệt đới
Hoa sữa, một loại cây công trình, cây đô thị thiêu biểu được nhiều người ưa thích trồng tạo cảnh quan, lấy bóng mát.
  • Đặc điểm
  • Cách trồng, chăm sóc
  • Ý nghĩa & ứng dụng

- Hoa sữa nếu sống trong điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng tốt cây có thể đạt chiều cao 45m.
- Thân của cây hoa sữa thẳng, tròn và nhựa màu trắng đục giống như sữa.
- Lá cây hoa sữa thuộc nhóm lá đơn, có hình trứng ngược, mặt lá rất bóng, mặt dưới có màu xám, viền trơn. 
- Hoa của loài này có mùi khá hắc nếu ngửi gần và thoang thoảng dịu nhẹ nếu bạn ngửi xa. Hoa thường nở rộ vào khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 11 năm trong năm.
- Hoa sữa có tốc độ phát triển trung bình. Cây phù hợp để trồng ở những khu vực khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt đới, ưa sáng và có thể thích nghi ở nhiều hoàn cảnh sống khác nhau.

Nếu có điều kiện, trước khi trồng cây,  chúng ta cần đảo hố phơi ải khoảng 7 - 10 ngày để giảm mầm bệnh có trong đất, sau đó trộn phân bón lót, lấp hố. Khi trồng, cần bón thêm phân chuồng hoai mục và phân vi sinh từ 0,3 - 1kg/cây.
Cách trồng cây hoa sữa cụ thể như sau:
- Đặt bầu cây xuống hố, giữ bầu và thân cây thẳng đứng, gỡ bỏ lớp vỏ bầu, lấp đất và nén chặt.
- Với những cây cao đường kính gốc lớn, để tránh ảnh hưởng của gió bão làm đổ, gãy cây ảnh hưởng tới tốc độ sinh trưởng của cây thì sau khi trồng cây cần tiến hành gia cố cây bằng cọc gỗ.
- Ngay sau khi trồng cây cần tưới nước cho cây. 
- Định kỳ tiến hành tưới nước duy trì độ ẩm, phát cỏ bón phân cho cây.
- Hoa sữa là một trong số cây công trình, cây đô thị tiêu biểu dùng để tạo cảnh quan, lấy bóng mát. 
- Ngoài công dụng trên, hoa sữa còn được dùng để chữa một số bệnh như: Chữa bệnh tê phù, kích thích tinh thần…Vỏ cây hoa sữa sử dụng để nhuộm quần áo từ len, sợi có bông ra các gam màu vàng khác nhau. Đăc biệt là khi được phơi khô tán bột làm viên, ngâm rượu, nấu cao dùng cho những người bị tạng nhiệt, gầy, phân sột sệt, kiết lỵ, thấp khớp, kinh nguyệt không đều. Chưa hết, vỏ cây hoa sữa còn chữa được bệnh phong, bệnh hen suyễn, suy nhược cơ thể, bệnh ngoài da, viêm phế quản và một số bệnh về đường ruột như: Dạ dày, tiêu chảy, kiết lỵ hoặc chứng khó tiêu.

Thông tin khác