CÂY SẤU

Tên khoa học Dracontomelom duperreanum
  • Đặc điểm
  • Cách trồng, chăm sóc
  • Ý nghĩa & ứng dụng

Cây Sấu là cây thân gỗ lớn sống lâu năm, tán dày rộng vỏ thân dày. Cây có thể cao tới 30 m. Cành nhánh rất khỏe và lớn. Lá mọc so le, hình lông chim dài 30–45 cm, với 11-17 lá chét mọc so le. Phiến lá chét hình trái xoan, đầu nhọn gốc tròn, dài 6–10 cm, rộng 2,5–4 cm, dai, nhẵn, mặt dưới có gân nổi rõ.

Hoa Sấu thuộc loại hoa chùm, mọc ở ngọn hay gần ngọn; hoa nhỏ, màu trắng xanh, có lông mềm. 
Quả Sấu là loại quả hạch hình cầu hơi dẹt, đường kính khoảng 2 cm, khi chín màu vàng sẫm; chứa một hạt. Ra hoa vào mùa xuân - hè và có quả vào mùa hè - thu, quả được thu hái vào giai đoạn tháng 7 đến tháng 9.

Sấu  là cây chịu hạn khá tốt lại ưa nắng, cây có bộ rễ khỏe nên sống tốt trong nhiều hình thái khí hậu khác nhau. Sấu có biên độ sinh thái rộng, phù hợp với nhiều loại đất và khí hậu miền Bắc. Đất trồng sấu là đất tơi xốp, màu mỡ thì cây sẽ phát triển nhanh chóng.  Sấu có bộ rễ cọc khỏe giúp cây hấp thụ nước tốt tuy nhiên  cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín. Để cây phát triển tốt cần hạn chế cỏ dại,  xới phá váng sau mỗi trận mưa to để thông thoáng đất quanh gốc. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ một năm xới gốc 2-3 lần.  Tuỳ theo sự phát triển của cây mà ta bón liều lượng khác nhau, khi bón rạch thành rãnh xung quanh cây theo hình chiếu của tán cây, cho phân rải đều xuống rãnh, sau đó lấp kín phân và tưới nước. Trong 2- 3 năm đầu, mỗi năm bón 2 – 3 lần, mỗi lần 0,2 – 0,5 kg NPK.

 

Sấu là cây thân gõ lớn tán rộng tạo bóng mát và rất dễ chăm sóc nên thường được trồng tạo bóng mát cho cảnh quân đô thị, sân vườn, công viên...Ngoai việc trồng Sấu phục vụ cho mục đích cải tạo cảnh quan thì Sấu còn được trồng để lấy gỗ và quả. Gỗ Sấu rất đẹp và chắc nên thường được dùng trong sản xuất đồ nội thất, mỹ nghệ. Quả Sấu cho giá trị kinh tế cao khi có thể chế biến thành thực phẩm.

Thông tin khác