Các Bệnh Thường Gặp Ở Hoa Cây Cảnh Và Cách Phòng Trừ

Cây xanh bày trí không gian nội thất cho ngôi nhà hay văn phòng làm việc dù có chăm sóc đúng cách và kỹ thuật thì đôi khi cây vẫn mắc phải một số các loại bệnh phổ biến mà nguyên nhân gây nên không phụ thuộc vào người chăm cây, mà là do điều kiện sống hay do chính đặc điểm sinh lý của cây. Việc phát hiện và phòng trừ các loại bệnh này là điều rất cần thiết, vì nó không chỉ làm cây khô héo mà đôi khi còn ảnh hưởng tới sức khỏe của còn người.

Dưới đây là một số loại bệnh phổ biến mà cây cảnh hay mắc phải và cách phòng trừ chúng:

Bệnh đốm lá: Trên lá cây xuất hiện những đốm nhỏ, màu sắc, hình dáng hay độ lớn của chúng không giống nhau, phiến lá bị quăn lại, có đốm màu nâu, đen, tím…lá bị khô héo và rụng khiến cây mất khả năng quang hợp và chết.

Phòng trừ bằng cách ngắt bỏ những lá bị sâu bệnh và đem đốt, phun thuốc định kì theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc chuyên gia. Có thể dùng đồng sunphat, một phần vôi sống và lượng nước gấp 100 lần pha thành dung dịch thuốc để phun cho cây. Lưu ý không dùng các dụng cụ kim loại trong quá trình pha chế, phun thuốc đều cả mặt trước và sau lá cây cũng như thân, cành cây.

Bệnh phấn trắng: Trên mặt lá, cành hay thân cây có xuất hiện những lớp phấn dầy màu trắng bông khiến cho lá bị rụng, thân khô héo. Hiện tượng này khá phổ biến với những loại cây xứ lạnh.

Cách trị cũng khá đơn giản, nên ngắt bổ lá, cành bị bệnh đem đốt, đồng thời phun dung dịch tổng hợp (lưu huỳnh nồng độ 0,3 – 0,5 với một phần vôi trong pha với 10 phần nước rồi đem đun lên).

Bệnh chảy nhựa:  Thân cành của cây, đặc biệt là những chỗ phân nhánh, vỏ cây bị nứt ra, bị chảy nhựa vàng trong suốt, sau đó nhựa chuyển thành màu nâu đỏ. Phần bị bệnh sẽ lồi lên, vỏ và thân gỗ bị mục khiến cây chết khô. Nguyên nhân chính của bệnh này là do hiện tượng sương muối, do có sâu đục vỏ hoặc do đất quá chặt, chăm sóc kém, nhiệt độ quá thấp làm vỏ cây bị tổn thương, nấm xâm nhập làm tinh bột trong tế bào chuyển thành dịch nhựa chảy ra.

Để phòng ngừa và điều trị bệnh này cần tăng cường chăm sóc đất tơi xốp,  bón phân hữu cơ, tỉa cành hợp lý. Có thể quét lên vết thương hợp chất lưu huỳnh vôi 50be, sau đó quét một lớp dầu để bảo vệ.

Bệnh xoắn lá: Triệu chứng của bệnh là một phần hay toàn bộ lá bị dày lên, lá chuyển màu từ xanh xám sang đỏ tím. Trên mặt lá xuất hiện bột trắng, sau chuyển thành nâu. Lá bị xoăn lại, khô và rụng, cành bị héo dẫn đến chết cây.

Trị bệnh này bằng cách phun dung dịch lưu huỳnh vôi 3 – 5- be vào đầu mùa xuân khi cây có sức sống tốt nhất. Phun liên tục 2 đến 3 lần cách nhau một tuần đến 10 ngày, ngắt bỏ lá, cành bị bệnh đem đốt bỏ.

Bệnh thủng lá: Trên lá xuất hiện những đốm nhỏ, lan rộng thành lỗ to hình thù khác nhau, viền thủng có màu tím, nâu hoặc đen. Xung quanh đốm có màu xanh vàng, sau đó đốm khô và rời ra khiến lá bị thủng.

Cách trị bệnh này là tăng cường bón phân hữu cơ, hạn chế bón quá nhiều phân đạm. Đảm bảo cây được thông thoáng và có đủ ánh sáng.

Bệnh mục thân: Trên cây xuất hiện những triệu chứng như có sâu đục thân, ruột thân cây bị mục rỗng, trên nhánh xuất hiện những đốm nhỏ. Cần dùng thuốc trừ sâu chuyên dụng để trị loại bệnh này.

Thông tin khác

Lời Khuyên Hữu Ích Cho Cây Cảnh Trồng Trong Nhà

Cây cảnh trồng trong nhà có thể làm đẹp không gian của bạn, làm sạch không khí, và tạo ra một yếu tố tự nhiên, khơi gợi tình yêu thiên nhiên của con người.

Nghệ Thuật Bài Trí Cây Cảnh Trong Nhà

Trang trí cây xanh trong nhà đã trở thành nhu cầu không thể thiếu, cây xanh mang lại một bầu không khí tươi mát, dễ chịu cho không gian sống, đồng thời nếu biết đặt đúng cách nó còn có thể hỗ trợ gia chủ nhiều may mắn và tài lộc. Tầm Nhìn Châu Á sẽ cùn

Cách bài trí cây cảnh trong văn phòng hợp lý

Cây xanh trang trí ngày càng trở thành xu hướng của văn phòng làm việc hiện đại. Cây xanh tạo môi trường không gian xanh có ảnh hưởng tích cực đến năng suất làm việc của nhân viên trong công ty, giúp loại bỏ những bức xạ từ máy móc và hơn nữa là tạo điểm

Các Bước Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Cảnh Trong Nhà

Cây xanh dần đã trở thành một phần không thể thiếu trong trang trí nội thất (nhà riêng, văn phòng, công xưởng...) Vậy để có những chậu cây xanh tốt trang trí trong nhà cần có yêu cầu gì? chăm sóc ra sao? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu tại bài viết này để biết

Những điều cần biết về Tùng La Hán

Cây có nguồn gốc từ Nhật Bản, Trung Quốc. Ở Việt Nam, cây gỗ lớn, cành nhiều dài mọc ngang, khẳng khiu, dáng đẹp.

Cây Cảnh Đẹp - Mao Đài Trổ

Mao đài trổ là một trong những loại cây cảnh đẹp và được dùng nhiều làm cây cảnh trong nhà, cây cảnh nội thất bởi vẻ đẹp rất riêng và tác dụng lọc không khí của chúng.

Hoa Cây Cảnh Đẹp - Cúc Bướm

Cúc bướm là một loại hoa cây cảnh đẹp, tuy nhiên, điều kiện sống của hoa không thích hợp để làm cây cảnh trong nhà vì cây ưa sáng nhiều.

Hoa Cây Cảnh Đẹp - Huyết Giác

Huyết giác là loại hoa cây cảnh lạ mắt, đẹp và có ý nghĩa tài lộc, thịnh vượng. Với công dụng lọc không khí và thích nghi tốt

Hoa Cây Cảnh Đẹp - Tóc Tiên

Tóc tiên là một trong những loại hoa cây cảnh đẹp được sử dụng nhiều bởi các dịch vụ cung cấp cây cảnh Hà Nội.

Cây Cảnh Đẹp Trúc Lưng Rùa

Hoa cây cảnh Trúc lưng rùa là môt loại cây cảnh đẹp, lạ mắt và mang ý nghĩa tài lộc, không những thế chúng còn thuộc nhóm hoa cây cảnh hấp thụ khí độc, làm sạch không khí.