Thông tin cơ bản:
Tên gọi khác: Sam La Hán, sam đất.
Họ thực vật: Thuộc dòng Tùng La Hán, họ La Hán.
Đặc trưng hình thái: Vỏ cây màu xám nâu, lá mỏng, nhiều cành nhỏ, tán cây hình noãn, lá cây hình kim to bản và hình xoắn ốc xen lẫn với nhau, đầu lá nhọn hoắt hoặc hơi nhọn, đường gân lá có màu xanh đậm, mặt trên lá có màu xanh đậm và bóng, mặt dưới có màu xanh nhạt hơn.
Phân bố:
Thông La hán hay tùng la hán, la hán tùng hay thông tre lá to, (tiếng Nhật: Kusamaki hoặc Inumaki còn tiếng Trung: 羅漢松 luo han song; danh pháp hai phần: Podocarpus macrophyllus) là một loài cây cảnh thuộc họ Thông tre (Podocarpaceae) có nguồn gốc từ Nhật Bản và Trung Quốc thường được trồng làm cảnh trong các công viên, đình chùa, vườn nhà. Cây thuộc nhóm cây gỗ lớn, cành và nhánh nhiều, dài, mọc ngang hay rủ xuống. Lá hình giải hẹp, thuôn dần và nhọn ở đỉnh, gốc lá có cuống ngắn, màu xanh bóng xuất hiện ở mặt trên, hơi xám tại mặt dưới. Nón đực dạng bông. Nón cái gần tròn, màu xanh, lục hạt tròn nhỏ màu tím nhạt.
Một trong những cây được giới chơi cây cảnh thượng lưu ngày trước quan tâm là thông la hán. Một thời gian dài, nó được xem là loài cây quí hiếm trong các vườn cảnh của những gia đình giàu có nên khá xa lạ với quần chúng lao động. Tên gọi thông la hán bắt nguồn từ Trung Quốc, có nghĩa là một loài thông có hạt nằm ở trên đế mập trông tựa như một bức tượng phật la hán. Sau này khi phong trào chơi cây cảnh ngày càng phổ biến, nó đã được rất nhiều người biết đến, và đến nay thì hầu như không còn mấy xa lạ với bất kì ai đã nhiều năm gắn bó với nghề làm cây cảnh.
Lợi ích về sức khỏe:
Tùng La Hán không chỉ là cây cảnh đẹp mà còn bốn mùa xanh tươi, có thể thanh lọc không khí một cách hiệu quả, điều tiết độ ẩm không khí, rất có lợi cho sức khỏe.
Điều kiện chăm sóc:
Ánh sáng: Là loại cây không ưa ánh sáng mạnh, sinh trưởng tốt trong bóng râm, có thể đặt cây cảnh trong nhà.
Nhiệt độ: Ưa ấm áp, chịu lạnh kém.
Nước: Ưa nước, nhưng không chịu được úng nước, sau khi trồng nên tưới đủ nước, trong thời gian sinh trưởng phải luôn giữ cho đất trồng ẩm ướt. Mùa hè phải thường xuyên phun nước lên mặt lá để giữ cho lá luôn có màu xanh tươi và sinh trưởng tốt.
Đất: Ưa đất tơi xốp, phì nhiêu và có khả năng thoát nước tốt.
Phân bón: Ưa phân bón, nên bón làm nhiều lần, mỗi lần một lượng nhỏ, chủ yếu là bón phân đạm, nhưng đối với những chậu cảnh đã tạo hình thì không nên bón nhiều phân nữa.
Phương pháp nhân giống cây cảnh:
Chủ yếu dùng phương pháp giâm cành, mùa xuân nên dùng những cành cây cứng. Chọn một cành cây khỏe 1 năm tuổi có độ dài 10cm, sau khi vứt bỏ lá ở phần dưới, sau đó cắm vào vườn ươm, sâu khoảng 5cm, sau 90 ngày sẽ mọc rễ. Mùa thu dùng những cành cây non khỏe mạnh, sau khi cành non sống cần phải che nắng và tốt nhất nên phủ nilong chống lạnh. Sau 60 ngày thì cây có thể mọc rễ.
Không gian trưng bày cây cảnh thích hợp:
Thế cây tùng La Hán thanh nhã, được coi là loài cây cảnh Hà Nội mang nhiều tính cách của con người Hà Nội tinh tế mà tao nhã, có màu xanh biếc rất bắt mắt, tràn trề sự sống, cây bốn mùa xanh tươi, tạo cảm giác mạnh mẽ, cao quý. Cây cảnh phong thủy tùng la hán thích hợp với việc trưng bày trong các phòng có không gian lớn, nếu bày kết hợp với các khối đá cảnh sẽ càng tạo cảm giác nho nhã hơn. Tuổi thọ của cây tùng La Hán khá dai, nếu như chăm sóc đúng cách cây có thể trải qua hàng trăm năm vẫn giữ được vẻ đẹp, trở thành chậu cảnh tuyệt đẹp cho ngôi nhà của bạn.
Ý nghĩa loài cây:
Chúc khỏe mạnh và trường thọ.
Phòng chống bệnh thường gặp:
Bệnh đốm lá, bệnh nhện đỏ, rệp sáp đỏ, trùng vỏ cứng: Vào tháng 5 có thể phun dung dịch Bordeaux 0,5 đến 1% để chữa bệnh đốm lá. Các loại sâu có hại chủ yếu có nhện đỏ, rệp sáp đỏ, trùng vảy cứng, có thể dùng dung dịch Dimethoate pha loãng với tỷ lệ 1 : 1.500. Vào mùa hè khi nhiệt độ cao, đặc biệt phải chú ý đến công tác phòng trừ sâu bệnh. Nếu không biết cách chữa bệnh cho cây, có thể mang đến nơi mua bán cây cảnh để được hỗ trợ.