Cúc bướm là một loại hoa cây cảnh đẹp, tuy nhiên, điều kiện sống của hoa không thích hợp để làm cây cảnh trong nhà vì cây ưa sáng nhiều. Loại hoa cây cảnh này thường được dùng trong sân vườn cảnh quan hay làm các chậu cây treo ban công...
Thông tin cơ bản:
Tên gọi khác: Sen cạn Nhật.
Họ thực vật: Cúc
Đặc trưng hình thái: Thân cây hơi có lông nhỏ, lá to, hình giống lá dưa, màu xanh tươi sáng. Hoa mọc thành cụm tập hợp lại như hình chiếc ô, hoa dày đặc với màu sắc phong phú, hoa che phủ ở đỉnh cành, thành hình đáy nồi.
Phân bố: Có nguồn gốc ở gần quần đảo Canary ở bờ biển Tây Bắc Phi, hiện được trồng phổ biến ở nhiều quốc gia châu Á.
Bí mật sức khỏe cây cảnh đẹp - Cúc bướm:
Hoa cây cảnh cúc bướm có thể hấp thu những khí có hại như cacbondioxit, amoni trong không khí, được coi là “người quét dọn” môi trường sống.
Cách chăm sóc cây cảnh đẹp - Cúc bướm:
Ánh sáng: Ưa chiếu sáng, trong thời gian sinh trưởng cần chiếu sáng tốt, cũng cần thường xuyên chú ý thay đổi hướng chậu để tán hoa và gốc cây được chỉnh. Thời gian ra hoa tốt nhất cây nên được chiếu sáng khoảng 4 tiếng.
Nhiệt độ: là loài hoa cây cảnh ưa ấm áp, kỵ nóng bức, nhiệt độ sinh trưởng tốt nhất là 10 – 200C.
Nước: cây cảnh cần đảm bảo độ ẩm cho đất nhưng kỵ tích nước.
Đất: Ưa đất cát chứa mùn và thoát nước tốt, độ pH khoảng 6,5 – 6,7 là tích hợp.
Phân bón: Không ưa bón, thời gian sinh trưởng cần bón lớp mỏng, thời gian ra hoa ngừng bón phân.
Phương pháp nhân giống Cúc bướm
Gieo hạt: Tháng 7 – 8 gieo hạt vào chậu, nhiệt độ thích hợp là 20 – 250C, sau nửa tháng sẽ nảy mầm.
Giâm cành: Nửa đầu năm, chọn cành có rễ mầm hoặc những cành sau khi ra hoa cắm vào trong cát, chưa đến 1 tháng sau sẽ mọc rễ, nửa năm sau sẽ có thể ra hoa.
Không gian trưng bày thích hợp:
Hoa cây cảnh cúc bướm là thực vật dùng trang trí chủ yếu vào mùa đông. Có thể coi hoa cây cảnh như một loại cây cảnh phong thủy vì cây ra hoa đều, hình dáng hoa đầy đặn, màu sắc rực rỡ, rất thích hợp để bài trí trên những giá thấp trong nhà, hình tượng cây tươi vui có thể đem đến sự ấm áp cho mùa đông lạnh giá.
Ý nghĩa loài hoa:
Vui vẻ, sung sướng, thịnh vượng, phồn vinh.
Phòng chống bệnh thường gặp:
Bệnh bột trắng: Đảm bảo thoáng gió và ánh sáng, đồng thời hạ độ ẩm khồng khí; sau khi phát bệnh cần lập tức ngắt bỏ lá bệnh, phun dung dịch Carbendazim hoặc Thiophanate.
Bệnh vàng lá: Tăng cường bón kali, đồng thời phun Potassium permanganate để phòng bệnh; sau khi phát bệnh lập tức bỏ đi cây bệnh và đốt, ngăn bệnh phát triễn.
Bệnh bọ chét, bệnh nhện đỏ: Đảm bảo nhiệt độ, độ ẩm và điều kiện thoáng gió thích hợp, kịp thời phát hiện sâu hại, ngắt bỏ những cây bị sâu hại, phun một ít thuốc sâu lên cây bị sâu hại là được. Nếu bị sâu hại nghiêm trọng, có thể dùng dung dịch Dimetho pha loãng để phun. Chú ý khi phun thuốc cần tập trung vào mặt sau lá và ngọn cây, đồng thời chú ý cả mặt trên lá.