Hoa Cây Cảnh Dây Thường Xuân

Hoa cây cảnh Thường Xuân có thể hấp thụ những loại khí có hại trong không khí như Aldehyde formic, benzen, phenol thông qua những lỗ nhỏ có trên bề mặt lá, đồng thời chuyển hóa thành những chất vô hại như đường và amino acid. Đặc biệt, hoa cây cảnh này có thể ngăn chặn hiệu quả các chất gây ung thư có trong nicotin tỏa ra từ khói thuốc, ngoài ra nó còn có khả năng hút bụi.

Cả thân cây cảnh và hoa đều có thể dùng làm thuốc. Có thể hái, cắt đoạn, phơi khô hoặc ăn sống. Có tác dụng trừ gió, lợi ẩm, hoạt huyết, tiêu sưng, bình gan, giải độc.

Cây Thường Xuân có thể làm cây cảnh trồng trong nhà, cây trồng ngoại thất hay cảnh quan sân vườn tùy theo nhu cầu của từng người. Tuy vậy, không nên sử dụng cây Thường Xuân riêng lẻ mà nên kết hợp với nhiều loại hoa cây cảnh khác để tạo nên vẻ đẹp phong phú cho không gian xung quanh.

cay canh dep - day thuong xuan

Thông tin cơ bản cây cảnh: 

Tên gọi khác: cây cảnh dây Nguyệt quế, dây lá nho, dây Ivy, trường xuân.

Họ: loài cây cảnh họ ngũ gia bì.

Đặc trưng hình thái:

Là loại cây cảnh thân rễ leo lên những vật khác, lá non và hoa nở có hình sao dạng vảy, lá dày và có cuống, đuôi lá ở cành nho thường có hình tam giác, hình bàn tay.

Phân bố:

Loài cây cảnh này có nguồn gốc từ châu Phi, châu Á và Bắc Phi, ở Trung Quốc thường trồng ở khu vực phía Nam sông Trường Giang.

Cách chăm sóc:

Ánh sáng: không có yêu cầu quá khắt khe đối với ánh sáng, cây cảnh thường xuân có thể phát triển tốt ở dưới ánh sáng mặt trời trực tiếp hoặc trong phòng thiếu ánh nắng. Nhưng đa số các loại khi trồng trong nhà cần duy trì ánh sáng đầy đủ, tránh ánh nắng mạnh trực tiếp.

Nhiệt độ: Ưa mát mẻ, khả năng chịu lạnh cao. Kỵ môi trường có nhiệt độ cao, trên 30 độ C cây có thể ngừng sinh trưởng. Vào mùa đông nên duy trì ở nhiệt độ từ 10 - 18 độ C.

Nước: Ưa ẩm, nên sử dụng cách phun nước lên bề mặt lá. Nếu lượng nước không đủ cây sẽ dễ bị rụng lá, nhưng nếu tưới quá nhiều cũng làm thối rễ. Trong thời kỳ cây phát triển mạnh như mùa xuân, mùa thu nên tưới nửa tháng một lần. Mùa hè nhiệt độ cao, cây cảnh phát triển chậm, có thể duy trì lượng nước vừa phải, mùa đông nhiệt độ tương đối thấp, nên tưới ít. Nên sử dụng loại chậu treo cao thì cây rất dễ bị khô, cần chú ý tưới nước. Vì nếu thiếu nước, thân cây sẽ dễ bị rụng lá, cách khắc phục chính là phun nước trực tiếp lên bề mặt lá.

Đất: Thường dùng loại đất màu mỡ, tơi xốp, như hỗn hợp đát mùn và đất vườn để trồng loại cây cảnh này, cũng có thể dùng hỗn hợp đất mùn, than bùn, đất cát hạt nhỏ và các loại phân lót để trồng cây.

Phân bón: là loại cây cảnh không ưa phân bón, trong mùa sinh trưởng bên bón một lớp phân mỏng loãng, mỗi năm bón khoảng 2-3 lần là đủ. Có thể bón phân xanh hoặc phân vô cơ tổng hợp. Đối với những cây đã tạo hình trồng trong nhà thì có thể bón ít hơn.

Phương pháp nhân giống:

Thường dùng phương pháp giâm cành, cắt một đoạn cành non dài khoảng 1 cm mới ra lá 1-2 năm, cắm vào chậu có đất tơi xốp. Sau đó đặt vào nơi râm mát, ẩm ướt, bên cạnh đó cần luôn duy trì độ ẩm. Với nhiệt độ từ khoảng 15-20 độ C, sau khoảng 2 tuần cành sẽ mọc rễ.

Cũng có thể dùng phương pháp giâm cành đối với loại cây cảnh này như sau, để một đoạn cành cây xuống mặt đất ẩm ướt hoặc vùi hẳn vào trong đất, sau đó đợi đến khi mỗi nhánh của cành đều mọc rễ mới, cắt bỏ khoảng 3-5 nhánh để kích thích mọc ra nhánh mới, sau 30 ngày thì có thể đem trồng. Ngoài ra, cách ngâm cành trong nước cũng có thể kích thích mọc rễ, ta có thể lấy một cành cây thường xuân có khoảng 2-3 mắt mầm đem ngâm trong nước sạch, để trong phòng có nhiệt độ khoảng 20 độ C. Sau 10 ngày cành có thể mọc ra rễ mới.

Không gian trưng bày thích hợp:

Lá cây Thường Xuân có màu sắc tươi sáng, hơn nữa là loại cây leo, bám rất chắc, là loài thực vật lý tưởng để cây cảnh trồng trong nhà cũng như ngoài trời. Khi trồng trang trí ở trong nhà, nên đặt trên giá có chân cao, phía trên tủ sách, tạo cảm giác cởi mở, gần gũi với thiên nhiên, cũng có thể cho nó mọc leo lên một cây cột, tạo cảm giác độc lập; ngoài ra cũng có thể trồng cây cảnh trong chậu nhỏ, này trên bàn trà, bàn học, thể hiện khí chất thanh tao, trang nhã của gia chủ.

Ý nghĩa loài cây cảnh:

1. Thành thật, hữu nghị, tình cảm.

2. Tuổi trẻ và sự vĩnh hằng.

3. Đắm chìm trong những cơn gió xuân.

Phòng bệnh thường gặp:

Bệnh than, bệnh đốm loang: Quét sạch và đốt hết những lá rụng mang bệnh, trong thời kỳ bị bệnh, phun dung dịch Bordeaux, Carbendazim hoặc Fosetyl - aluminum.

Bệnh Aspidiotus, bệnh sâu cuốn lá: Nếu trong thời kỳ sâu hoặc ấu trùng thì phun thuốc sâu Omethoate cho cây cảnh.

Thông tin khác

Hoa Lan – Cây Cảnh Hà Nội (Lan Hồ Điệp)

Lan Hồ Điệp là một trong những loại hoa cây cảnh đẹp và ý nghĩa, đây là loài hoa rất được ưa chuộng trong giới đam mê cây cảnh Hà Nội bời vẻ đẹp quyến rũ và sang trọng của chúng.

Hoa Lan - Lan Càng Cua

Lan càng cua là một loại hoa rất dễ trồng và chăm sóc. Đối với những người bận rộn, lựa chọn lan càng cua để chăm sóc là một gợi ý tuyệt vời.

Hoa Lan – Địa lan

Địa lan là một trong những loại cây cảnh đẹp và được ưa chuộng trong giới nghệ nhân cây cảnh Hà Nội, chúng được sử dụng nhiều làm cây cảnh trang trí sân vườn, nội ngoại thất, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên Đán...

Hướng dẫn trồng và chăm sóc hoa đồng tiền

Hoa Đồng tiền có tên khoa học Gerbera Jamesonli, hay cũng được gọi là hoa Mặt trời, có nguồn gốc từ châu Phi. Hoa có hai giống đơn và kép, có nhiều màu sắc rực rỡ khác nhau.

Một số vấn đề cần lưu ý đối với các loại hoa, cây cảnh trồng chậu đặt trong nhà

Những chậu hoa cây cảnh trồng trong nhà về cơ bản đều là những loại hoa cây cảnh tự nhiên, được can thiệp kỹ thuật để có thể sống được trong môi trường nội thất ít ánh sáng và điều kiện sống kém thuận lợi hơn so với ngoài trời.

Hoa cây cảnh họ xương rồng (Phần 3)

Xương rồng rừng rất khác biệt với xương rồng sa mạc. Chúng thường cho ta vẻ đẹp ngoạn mục khi nở hoa.

Hoa cây cảnh họ xương rồng (Phần 2)

Sự đa dạng trong chủng loại các loài xương rồng cho chúng ta những cây cảnh khác nhau, từ những cây có vẻ đẹp đầy ấn tượng cho đến những cây có vẻ đẹp thanh nhã, dịu dàng.

Hoa cây cảnh họ xương rồng (Phần 1)

Các cây cảnh thuộc họ xương rồng (cacti) không chỉ được trồng để làm cảnh. Nhiều người đã sưu tập chúng như một trò chơi đầy thú vị, vì quả thật chủng loại của chúng vô cùng đa dạng.

Để Có Một Thảm Cỏ Xanh

Bố cục cây xanh trong sân vườn của người Việt Nam tương đối tự do, linh động theo điều kiện của mỗi nhà và dùng hoa cây cảnh như một yếu tố hỗ trợ phong thuỷ cho nơi cư trú.