Mùa thu, giai đoạn chuyển tiếp từ Hạ sang Đông, thời gian kéo dài từ tháng 8 cho đến hết tháng 10 dương lịch. Giai đoạn này tiết trời bắt đầu dịu nhẹ, không còn những ngày nắng nóng xối xả. Cây lá bắt đầu chuyển từ xanh sang vàng để sẵn sàng bước vào chu kỳ sinh trưởng mới.
Hoa hồng một loại hoa rất mẫn cảm với điều kiện thời tiết, nhất là giai đoạn tiết trời chuyển tiếp (Thu – Đông). Ở giai đoạn này người chăm cây cần có những kỹ thuật chăm sóc cây hợp lý, giúp hoa hồng sinh trưởng phát triển khỏe mạnh, ra nhiều hoa, hoa rực rỡ.
1. Tưới nước đầy đủ cho cho hoa hồng
Mùa thu – đông thời tiết thường hanh khô, bạn cần chú ý cung cấp đầy đủ nước, duy trì ẩm độ cho cây sinh trưởng phát triển khỏe mạnh.
Với hoa hồng trồng đất 1 ngày bạn nên tưới nước cho cây ít nhất 1 lần/ngày. Với hoa hồng trồng chậu thì tần suất tưới nước cho cây cần tăng lên 2 lần/ngày.
Không nên tưới nước cho cây vào lúc tối muộn
Việc tưới nước nên tiến hành vào sáng sớm và chiều mát. Vào những ngày trời đông nên bổ sung nước cho cây vào sáng sớm, thao tác tưới sẽ giúp rửa trôi sương giá tránh ảnh hưởng đến cây. Bạn cũng cần hạn chế tưới nước cho cây lúc tối muộn vì nước sẽ đọng lại trên lá khiến cây dễ bị sâu bệnh tấn công.
Khuyên bạn nên tận dụng nước vo gạo để tưới cho hoa hồng, điều này sẽ giúp cây hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng. Trong nước vo gạo có chứa nhiều chất như protein, kẽm, canxi, vitamin B,...
2. Bổ sung dinh dưỡng cho hoa hồng
Việc bổ sung dinh dưỡng cho hoa hồng cần dựa vào tình trạng phát triển của cây. Mùa đông biểu hiện của hoa hồng thiếu dinh dưỡng đó là: Cành, nhánh gầy, vống cao, lá có màu xanh nhạt. Lúc này bạn nên bổ sung dinh dưỡng cho cây. Việc bổ sung dinh dưỡng có thể kết hợp các 2 phương pháp đó là bón phân qua là và bón trực tiếp vào đất để cây hấp thụ.
Hoa hồng biểu hiện thiếu dinh dưỡng
Để cây ra hoa đồng đều bạn cần tiến hành thao tác đánh thức mầm ngủ bằng cách dùng hoạt chất Cytokinin Zeatin phun đều cho cây ở giai đoạn muốn ra chồi.
Thời điểm cây nhú nụ hoặc chuẩn bị nở hoa bón thêm kali sẽ giúp hoa có màu sắc đặc trưng đậm đà. Nhưng lưu ý lúc cây ra hoa không tưới phân vì sẽ làm hỏng hoa.
3. Cắt tỉa cành, tạo tán cho hoa hồng
Mục đích: Cắt tỉa cành, tạo tán dáng cho hoa hồng là một công việc vô cùng quan trọng và rất cần thiết. Thao tác cắt tỉa sẽ giúp cây tập chung dinh dưỡng nuôi mầm chính, giúp cây cho hoa nở to, mập và tươi lâu hơn.
Cần bổ sung dinh dưỡng cho cây trước khi tiến hành cắt tỉa
Cách cắt tỉa cành hoa hồng:
- Trước khi tiền hành cắt tỉa cảnh bạn cần tiến hành bổ sung phân bón NPK cho cây trước 5 – 7 ngày.
- Mỗi cành bạn nên cắt bỏ khoảng 4 – 6 mắt lá (tính từ ngọn xuống phần gốc cây). Nếu bạn cắt cành ở gần ngọn thì cây cho ra hoa sớm hơn và ngược lại. Trường hợp cây hoa hồng trồng chậu có ít lá thì dùng cọc để buộc níu những cành thấp hơi trĩu xuống dưới khoảng 30 – 40 ngày, làm như vậy sẽ giúp mầm mới mọc ra để cho hoa.
- Sau khi thao tác cắt tỉa cành xong khoảng 4 – 6 ngày, lúc này cây đã liền vết cắt, bạn nên bổ sung cho cây các loại thuốc kích thích bộ rễ cũng dưỡng chồi cho đến khi cây ra mầm đỏ.
Cần chú ý phòng trừ sâu bệnh cho hoa hồng
- Khi cây bắt đầu hình thành nụ nhỏ, cần bổ sung thêm Kali để nuôi dưỡng hoa, giúp hoa cho bông to, sắc thắm.
4. Phòng trừ sâu bệnh cho hoa hồng
Hoa hồng rất dễ bị sâu bệnh tấn công nhất là giai đoạn tiết trời chuyển mùa. Một số loại sâu bệnh phổ biến trên hoa hồng bạn cần lưu ý và có biện pháp phòng trừ hiệu quả đó là:
- Bọ trĩ;
- Nhện đỏ;
- Sâu ăn lá, hoa;
- Rệp sáp, rệp vảy;
- Đốm đen, rỉ sắt, thán thư.