Công trình cảnh quan là sự kết hợp hài hòa giữa các nhóm cây từ cây trồng thảm đến cây trồng bụi, cây bóng mát, cây có hoa… việc lựa chọn cây trồng cảnh quan sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố (sở thích của chủ đầu tư, chủ đề khuân viên xanh, sự tương quan của công trình cảnh quan với kiến trúc nhà ở…).
Dưới đây là đặc điểm của một số cây loại cỏ thảm công trình cảnh quan mà bạn có thể tham khảo.
1. Cỏ Nhung nhật
Cỏ nhung nhật có tên khoa học là Zoysia tenuifolia, cỏ có nguồn gốc từ các nước khu vự Đông Nam Á, các nước Nhật Bản, Trung Quốc.
Cỏ nhung nhật là loại cây ưa ánh sáng trực tiếp, các công trình cảnh quan khi lựa chọn cỏ nhung nhật làm cây trồng thảm, vị trí trồng cân đảm bảo có đầy đủ ánh sáng, tránh trồng dưới tán của cây khác.
Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, cỏ nhung nhật sẽ bò và lan rộng theo bề mặt do đó đòi hỏi phải có lớp đất mặt dày, có thể là đất màu hoặc đất cát pha.

Với điều kiện thời tiết miền bắc của Việt Nam thì cỏ sinh trưởng mạnh nhất vào mùa hè, mùa đông cỏ thường bị lụi. Vào mùa cỏ phát triển, định kỳ 1 – 2 tháng tiến hành cắt tỉa cỏ 1 lần. Vào mùa cỏ lụi, bắt đầu từ tháng 10 hàng năm sẽ tiến hành cắt đau để cỏ ngủ.
Cỏ nhật là cây có nhu cầu về dinh dưỡng khá cao, sau các đợt cắt tỉa cỏ cần bổ sung dinh dưỡng cho cây. Phân bón ngoài NPK cần phối hợp dùng thêm phân hữu cơ sẽ tốt cho đất và sự phát triển của cỏ.
2. Cỏ lá tre

Cỏ lá tre hay còn gọi là cỏ lá gừng. Cỏ có kích thước lá to, cấu trúc tương tự lá tre và lá gừng nên được được gọi là cỏ lá tre hoặc cỏ lá gừng.
So với cỏ nhung nhật thì cỏ lá tre có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt hơn rất nhiều. Tại các vị trí thiếu sáng, cỏ nhung nhật không thể sinh trưởng phát triển được thì bạn có thể dùng thay thế bằng cỏ lá tre.
Có lá tre rất khỏe, chúng chịu được giẫm đạp nên thường được ưa chuộng dùng trong các bãi cỏ lớn có sinh hoạt thể thao làm cảnh quan.
Cỏ có nhu cầu nước cũng như dinh dưỡng khá cao, biểu hiện của sự thiếu dinh dững và nước đó là sự mất màu của lá.
3. Cỏ lạc

Cỏ Lạc một loại cây có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Cây có nhiều tên gọi khác như Cỏ lá lạc, cỏ hoàng lạc, cỏ đậu phộng.
Cũng giống như cỏ nhung nhật, khi thi công cảnh quan cần chọn vị trí có đầy đủ ánh sáng để trồng cây.
Cỏ lạc thân lá màu xanh hoa vàng rực, công trình cảnh quan sẽ thêm phần thu hút nếu bạn lựa chọn loại cây này. Cỏ lạc có khả năng cố định Nitơ trong không khí, thân lá phát triển nhanh, giữ ẩm và làm giàu mùn cho đất.
Trong quá trình sinh trưởng phát triển cỏ không đam thảm như những loại cỏ khác nên không thể đi lại trên thảm cỏ. Sau khoảng 6 – 8 tháng cỏ thường có hiện tượng tàn lụi từng mảng cục bộ.