Việc thiết kế thi công cảnh quan xanh đã quan trọng nhưng việc làm sao để giữ cho chúng luôn xanh đẹp cũng quan trọng không kém. Vậy cần làm những gì để cho khuân viên cảnh quan luôn xanh đẹp? Cùng Tầm Nhìn Châu Á tìm hiểu bài viết dưới đây bạn nhé!
Hoa thảm khuân viên cảnh quan
1. Phân loại cây để chăm sóc
Như chúng ta đã biết, mỗi một loại cây sẽ có một đặc điểm thực vật học khác nhau. Để chăm sóc cây, cần nắm rõ đặc điểm chung của nhóm cây để có các biện pháp kỹ thuật tác động thích hợp giúp cây sinh trưởng phát triển tốt nhất.
Thông thường với mỗi công trình cảnh quan sẽ có: Nhóm cây trồng thảm (Các loại cỏ như: cỏ nhung nhật, cỏ lá tre, cỏ lan chi…) Nhóm cây bụi (Trà là, nguyệt quế, mai vạn phúc…) cây đường diềm (diễm chuỗi ngọc, thanh táo, hoa mẫu đơn…), nhóm cây bóng mát (lộc vừng, sấu, sang, bàng, osaka,…), nhóm cây có hoa, hoa theo mùa…
Phân loại cây xanh cảnh quan thành từng nhóm để tiện chăm sóc
Khi đã có am hiểu rõ về các nhóm cây thì việc chăm sóc, bảo dưỡng một khuân viên xanh sẽ trở nên vô cùng đơn giản.
2. Định kỳ tưới nước duy trì độ ẩm
Bạn biết đó, mỗi một nhóm cây sẽ có nhu cầu về lượng nước sẽ khác nhau, sẽ có nhóm cây ưa nước, nhóm cây chịu hạn.
Lượng nước tưới cần điều chỉnh vào điều kiện thời tiết, nhu cầu nước của cây
Lượng nước tưới, tần suất tưới cần điều chỉnh phụ thuộc vào điều kiện thời tiết cũng như nhóm cây xanh cảnh quan. Vào mùa hè, nhiệt độ tăng cao, nắng nóng cây sẽ cần lượng nước nhiều hơn so với mùa mưa. Những cây ở trong bóng râm sẽ cần lượng nước ít hơn so với cây ở ngoài.
3. Định kỳ bón phân bổ sung dinh dưỡng
Thông thường việc bổ sung dinh dưỡng cho cây xanh cảnh quan cần điều chỉnh phụ thuộc vào nhóm cây.
Cây xanh cảnh quan thuộc nhóm cây bóng mát thông thường 6 tháng nên bổ sung dinh dưỡng 1 lần.
Cây xanh thuộc nhóm cây bụi khoảng 3 – 4 tháng bổ sung 1 lần;
Nhóm cây hoa, hoa theo mùa, cần bổ sung dinh dưỡng trước mùa hoa;
Với cỏ thảm cần kết thúc việc bổ sung dinh dưỡng trước mùa đông để cỏ bước vào giai đoạn ngủ đông.
Dinh dưỡng bổ sung cho cây, ngoài dùng NPK bạn cần dùng kết hợp với phân hữu cơ, phân vi sinh.
Ngoài NPK cần kết hợp thêm phân bón hữu cơ, phân vi sinh để bón cho cây
4. Loại bỏ cỏ dại
Bạn cần định kỳ tiến hành loại bỏ cỏ dại trong khuân viên cảnh quan, cỏ dại sinh trưởng ngoài việc lấy đi phần dinh dương của cây trồng chính nó còn làm mất đi vẻ đẹp của công trình cảnh quan.
Định kỳ tiến hành loại bỏ cỏ dại, trồng dặm cây già cỗi
5. Định kỳ cắt tỉa cành cây
Để khuân viên cảnh quan luôn xanh đẹp bạn cần định kỳ tiến hành cắt tỉa cành, lá mọc vượt.
Với cây xanh bóng mát, việc cắt tỉa tập trung cần tiến hành trước mùa mưa bão.
Cây đường viền, cỏ thảm, cây có thế dáng tự nhiên, cần định kỳ 2 – 3 tháng cắt 1 lần.
Định kỳ tiến hành cắt tỉa đường riềm
6. Định kỳ phun thuốc bảo vệ thực vật
Trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây xanh cảnh quan sẽ không tránh khỏi việc bị sâu bệnh hại tấn công. Cần thường xuyên theo dõi hiện trạng cây xanh để có biện pháp kỹ thuật tác động kịp thời.
Việc phun thuốc bảo vệ thực vật cần tiến định kỳ hoặc ngay khi cây có biểu hiện triệu chứng sâu bệnh hại tấn công.
Cây xanh cảnh quan sẽ bị tấn công bởi các nhóm: Sâu hại, bệnh hại, virus, nấm, tuyến trùng… Bạn cần nắm rõ biểu hiện triệu chứng của từng nhóm bệnh để đưa ra biện pháp tác động phù hợp.
Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cần ưu tiên các loại thuốc thảo mộc, thuốc sinh học. Tất cả thuốc sử dụng cần phải nằm trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) được bộ nông nghiệp cho phép sử dụng.
Phun thuốc BVTV định kỳ hoặc ngay khi phát hiện sâu bệnh hại
Ngoài sâu bệnh hại thì bạn cũng cần lưu ý đến nhóm động vật hại như: Kiến, mối, chuột, … nhóm này để loại trừ tận gốc, tránh thiệt hại, bạn cần phát hiện sớm đồng thời phối hợp với bộ phận diệt côn trùng để xử kịp thời.
7. Một số lưu ý khác
Cảnh quan xanh khu chung cư
Với công trình cảnh quan có cây xanh bóng mát, trước mùa mưa bão cần đảm bảo hệ thống cọc chống được vững chắc, cành lá đã được cắt tỉa.
Việc tiêu thoát nước với công trình cảnh quan vào mùa mưa bão cung vô cùng cần thiết, nước cần đảm bảo tiêu thoát tốt, tránh hiện tượng ngập úng làm hỏng bộ rễ ảnh hướng đến cây.
T/h: Xuân Ngô