Cách trồng, chăm sóc, cắt tỉa cây Chuỗi Ngọc tại nhà

Cây chuỗi ngọc hay được gọi là cây Thanh Quan là cây công trình phổ biến được nhiều người lựa chọn trồng tạo viền, tạo thảm. Chuỗi Ngọc thường được chọn trồng tại các công trình cảnh quan, sân vườn tại các công viên, trường học, cơ quan...Vậy trồng và chăm sóc cây Chuỗi Ngọc ra sao để cây luôn tưới tốt bền lâu, chúng ta cùng tìm hiểu tại bài viết này nhé.

       Chuỗi ngọc là cây dạng bụi gỗ cao khoảng 0,2m – 0,6m (ở điều kiện tốt cây có thể phát triển cao hơn 1m), thân chính lớn chia thành nhiều cành nhánh phụ, ở các cành nhánh phụ lại chia thành nhiều cành nhánh nhỏ nên tán Chuỗi Ngọc thường rất dày và dễ tạo hình cắt tỉa. Lá có hình bầu dục nhỏ mép lá thường có dạng răng cưa ở phía đầu lá, lá non màu xanh mát sau già chuyển màu xanh đậm, thông thường lá xanh quanh năm. Hoa chuỗi ngọc có màu tím, nhỏ dạng chùm tập trung ở đầu cành. Qủa hạch màu cam, 8 ô, mỗi ô 1 hạt.
1. Cách nhân giống: Chuỗi ngọc được nhân giống theo hai phương pháp chính là giâm cành và gieo hạt. Tuy nhiên, phương pháp giâm cành phổ biến hơn vì dễ thực hiện hơn, cây phát triển nhanh hơn đem lại hiệu quả cao. 
- Giâm cành: 

  • Lựa chọn cành bánh tẻ (không quá già cũng không quá non) từ cây mẹ khỏe mạnh, không bị sâu bệnh, cắt cành giâm với kích thước dài từ 15 – 25cm, cắt tỉa bớt lá (tạo hom giâm).

  • Sau khi đã cắt tỉa lá cho hom giâm, ngâm hom giâm vào dung dịch kích thích mọc rễ - dung dịch này có bán tại các của hàng vật tư nông nghiệp (trong trường hợp không có dung dịch ta tiến hành ngâm qua nước).

  • Đem hom giâm cắm vào bầu đất, luống đất (thông thường nên dùng đất giàu dinh dưỡng, nhiều mùn giữ ẩm tốt và thoát nước tốt).

  • Sau khoảng từ 2 - 4 tuần hom giâm sẽ bắt đầu ra rễ bắt đầu nảy chồi tạo cây con, chăm sóc cây con thêm khoảng 1 - 2 tháng nữa chúng ta sẽ có cây chuỗi ngọc để đem trồng.

- Gieo hạt: 

  • Hạt giống nên ngâm qua nước và ủ khoảng 12h. Sau đó đem gieo hạt vào luống hoặc vào bầu đất, chọn đất chứa nhiều mùn lượng dinh dưỡng cao, giữ ẩm tốt, thoát nước nhanh tránh úng.

  • Sau khoảng từ 1 - 2 tháng cây sẽ nảy mầm và phát triển. Đợi khi cây đạt chiều cao từ 20 – 25cm thì có thể đem đi trồng vào trong bầu lớn hoặc trong vườn.

       Phương pháp gieo hạt thường sẽ mất thời gian hơn, do đó khi nhân giống Chuỗi Ngọc người ta thường chọn cách giâm cành.

2. Kỹ thuật chăm sóc:
Chuỗi Ngọc có tốc độ sinh trưởng khá nhanh và có khả năng thích nghi cao. Tuy nhiên để cây sinh trưởng phát triển tốt  chúng ta cần lưu ý những yếu tố sau: 
Ánh sáng: Chuỗi Ngọc là cây hằng năm ưa sáng, ở những nơi có ánh sáng tốt giúp cây quang hợp và phát triển tốt tạo ra tán lá, cành bụi dày hơn. Vì thế cây thường được trồng tại các bồn cây có nhiều ánh sáng nhất có thể như tại các công viên, bồn cây trang trí trên các tuyến đường, sảnh tòa nhà...
Nước tưới: Chuỗi Ngọc là loại cây chịu hạn tương đối tốt, tuy nhiên với tán lá dày nên vẫn cần 1 lượng nước tưới đủ để cây phát triển, tại các công trình cảnh quan nên tưới 2 lần/tuần (với cây non cần tưới nhiều hơn do bộ rễ chưa phát triển).
Đất: Chuỗi Ngọc chịu hạn tốt ngược lại cây chịu úng kém hơn do đó cần lưu ý trồng cây trên đất thoát nước tốt nhất là trong mùa mưa lũ. Chuỗi Ngọc là loại cây khá dễ chăm không yêu cầu đất quá giàu dinh dưỡng, tuy nhiên để cây phát triển tốt và tạo tán đẹp cần bổ sung thêm phân bón định kỳ 1 hoặc 2 tháng/lần. Nên sử dụng phân NPK có bán sẵn tại các cửa hàng vật tư nông nghiệp để bón bổ sung theo định kỳ. Vào mùa đông nên bón thêm lân để cây chịu rét tốt hơn.
Cắt tỉa: cắt tỉa cây là một trong những khâu chăm sóc vô cùng cần thiết giúp cho cây tạo hình tạo tán đẹp, như ý muốn. Thông thường định kỳ cắt tỉa trong khoảng thời gian từ 3-5 tháng tuỳ theo tốc độ phát triển của cây.
Phòng trừu sâu bệnh: Để cho cây luôn xanh tốt, nên thường xuyên kiểm tra rà soát sâu bệnh hại để có biện pháp xử lý kịp thời.

Qua bài viết phần nào đó chúng ta đã cùng tìm hiểu về nhân giống, trồng và chăm sóc cây chuỗi ngọc. Hi vọng những thông tin này sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc chăm sóc cây chuỗi ngọc tại nhà mình để cây luôn xanh tốt, bền đẹp nhé.

 

 

Thông tin khác

Kỹ thuật chăm sóc duy trì cây bóng mát trong cảnh quan cây xanh

Cây bóng mát là một phần không thể thiếu của cảnh quan cây xanh công viên, khu đô thị, trường học, đường phố,... Cũng như các loại cây khác, cây bóng mát có tác dụng điều hòa không khí, tạo không khí trong lành hơn cho không gian, thêm vào đó chính là tác

Cách trồng cỏ Nhung Nhật

Cỏ Nhung Nhật hay còn gọi là cỏ nhật có tên khoa học là Zoysia tenuifolia, là câytrông thảm trang trí nền trong công trình cảnh quan sân vườn. Cỏ Nhung Nhật là loại cây mọc thảm rất mịn, xanh do đó cỏ Nhung Nhật được trồng phổ biến ở các trình cảnh quan n

Kỹ thuật duy trì cây bụi, cây trồng thảm trong chăm sóc cây xanh cảnh quan

Có thể kể đến các loại cây bụi, cây trồng thảm như: nguyệt quế, dâm bụt, tai tượng, vàng anh, dạ yến thảo mexico,... Các loại cây thường được sử dụng trồng một mình hoặc kết hợp với nhau để tạo hình, rất đa dạng phong phú về kiểu kết hợp. Để duy trì cây t

Sâu bệnh hại trên thảm cỏ và biện pháp phòng trừ hiệu quả

Thảm cỏ hiện tại rất phổ biến trong kiến trúc cây xanh cảnh quan đô thị, có rất nhiều loại cỏ được sử dụng để trồng thảm cỏ như: cỏ nhung nhật, cỏ lá gừng, cỏ tóc tiên, cỏ lạc, sài đất,.... Việc chăm sóc thảm cỏ cần đảm bảo đầy đủ quy trình kỹ thuật chăm

Kỹ thuật duy trì thảm cỏ trong chăm sóc sóc cảnh quan

Thảm cỏ được sử dụng phổ biến trong kiến trúc cảnh quan khuôn viên khu đô thị, công viên, trường học, sân golf cũng như nhà ở. Mặc dù được sử dụng phổ biến như vậy, song việc duy trì một thảm cỏ xanh tốt, đạt tiêu chuẩn không phải chủ đầu tư nào cũng có t

Những điều cần biết khi bón phân cho cây cảnh?

Chậu cây cảnh đặt trang trí trong văn phòng làm việc, bàn làm việc các nhân hay thâm chí là trang trí tại các bàn, kệ tủ trong mỗi gia đình đang là xu thế tất yếu hiện nay. Để cây luôn xanh mướt và phát triển tốt chúng ta thường bổ sung dinh dưỡng cho cây

Một số lưu ý chăm sóc để cây cảnh trong nhà phát triển tốt hơn

Hiện nay các chậu cây cảnh rất được ưa chuộng đặt trang trí trong văn phòng làm việc, bàn làm việc cá nhân hay thậm chí là trang trí tại các bàn, kệ tủ của gia đình. Để cây có thể phát triển bình thường. Cùng Cây cảnh Tầm Nhìn Châu Á tham khảo một số lưu

Mẹo đơn giản giúp ''hồi sức'' cho cây xanh nội thất

Khi chậu cây xanh của bạn có hiện tượng héo úa và có dấu hiệu sắp hỏng, bạn đừng vội bỏ đi nhé, hãy thử các mẹo vắt sau để “hội sức” cho cây.

Nguyên nhân và cách khắc phục hiện tượng vàng lá ở cây Kim phát tài

Kim phát tài bị vàng lá hoặc rụng lá phần lớn liên quan đến chế độ tưới nước cho cây. Trong quá trình trồng và chăm sóc chậu cây bạn cần đặc biệt chú ý đến lượng nước bổ sung cho cây để cây sinh trưởng và phát triển tốt.

Những lợi ích từ vườn tường cây xanh

Vườn tường cây xanh là một giải pháp trồng cây nghệ thuật trên tường, ngày càng được sử dụng phổ biến tại Việt Nam như một vật liệu xây dựng sống động, được ưa chuộng không chỉ với không gian ngoài trời mà còn cả không gian văn phòng, gia đình.