Kỹ thuật duy trì thảm cỏ trong chăm sóc sóc cảnh quan

Thảm cỏ được sử dụng phổ biến trong kiến trúc cảnh quan khuôn viên khu đô thị, công viên, trường học, sân golf cũng như nhà ở. Mặc dù được sử dụng phổ biến như vậy, song việc duy trì một thảm cỏ xanh tốt, đạt tiêu chuẩn không phải chủ đầu tư nào cũng có thể đảm bảo. Tầm Nhìn Châu Á sẽ đưa ra một số yêu cầu kỹ thuật cơ bản để giúp quý vị có những kiến thức cơ bản trong việc chăm sóc, duy trì thảm có của mình. 
Có hai loại cỏ được sử dụng nhiều nhất hiện nay trên thị trường là cỏ nhung nhật, cỏ lá gừng ( cỏ lá tre), chúng tôi sẽ tập trung vào kỹ thuật chăm sóc hai loại thảm cỏ này. 

Thảm cỏ
1. Kiểm tra sâu bệnh: Đây là yêu cầu công việc đầu tiên trong việc duy tu bảo dưỡng thảm cỏ. Có các loại bênh cơ bản thường gặp trên cỏ dại như: bệnh gỉ sắt, bệnh đỏ lá, bệnh mốc trắng,... có thể dễ dàng quan sát bằng mắt thường. Các loại  ấu trùng của bọ cánh cứng, kiến, mối, chuột, giun đùn cũng làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ của thảm cỏ, chúng ta có thể dễ dàng phát hiện ra loại gây hại nào để có biện pháp đảm bảo an toànvà thẩm mỹ cho thảm cỏ. 
2. Vệ sinh: Làm sạch lá vàng, rác trên cỏ. Đây là công việc đơn giản nhưng không thể thiếu sẽ thật tệ khi thảm cỏ xanh của chúng ta đầy rác, lá vàng, không chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ mà còn khống chế sự phát triển của cỏ dại. Bạn có thể dễ dàng kiểm chứng kết quả nàytrên thảm cỏ của mình: một khu vực có vệ sinh, một khu vực không vệ sinh lá vàng, rác, chỉ cần sau vài tuần bãi cỏ bị rác, lá cây chephủ sẽ có dấu hiệu cao vống, yếu ớt thậm chí chết cả mảng cỏ nếu như đó là loại cỏ ưa sáng như cỏ Nhung Nhật. 

Thảm cỏ lá gừng
3. Nhổ cỏ dại: Ai cũng biết tác hại của cỏ dại đối với cây trồng, co trồng thảm của chúng ta cũng dễ dàng bị xâm lấn bởi những loại cỏ dại khác. Định kỳ 2 lần/tháng, quan sát cỏ dại cao khoảng 5cm thì làm sạch không để quá cao cỏ dại sẽ ăn hết dinh dưỡng và khó làm. Mùa nắng cỏ phát triển chậm có thể làm cỏ dại 1 lần/tháng.

Nhổ cỏ dại
4. Tưới nước: Mùa mưa cỏ phát triển nhanh, mùa khô cỏ phát triển chậm, cần điều chỉnh lượng nước tưới và thời gian tưới phù hợp để duy trì độ ẩm cho thảm cỏ phát triển tốt.

Tưới nước thảm cỏ
5. Cắt cỏ: Cắt phẳng cỏ theo tiêu chuẩn độ cao 1 lần/ tháng, cắt duy trì 2 lần, lần thứ 3 sẽ cắt đau (độ cao 1-2cm) để cải tạo. Cắt xong cần dọn vệ sinh ngay trong ngày. Riêng ở miền Bắc, vào mùa đông không nên cắt đau vào tháng 11,12 thời tiết rét đậm cỏ chết từng mảng, nên cắt đau trước tháng 10, bón phân lân + NPK để tăng cường sức đề kháng, giúp cỏ bước vào giai đoạn nghỉ đông.
6. Chặn cỏ vỉa: Sau khi cắt cỏ xong tiến hành chặn cỏ, tạo rãnh từ 5-7cm, chạy song song liên tục với mép đường hoặc vỉa cỏ, thẳng góc với mặt phẳng bãi cỏ.

7. Bón phân: Bón phân ngay sau khi cắt cỏ, rải đều lúc sáng sớm hoặc chiều mát, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cỏ bằng phân NPK + TE lượng bón 100kg NPK/ha, để giữ thảm cỏ luôn xanh phục hồi nhanh bổ sung thêm đạm với lượng bón 3 kg/sào. Không được sử dụng phân khi cỏ vừa ra lá non sẽ làm cháy lá cỏ. Bón phân kết hợp tưới nước ngay, có thể bón tranh thủ khi trời mưa xong độ ẩm đất cao.
8. Phun thuốc BVTV: Sâu ăn lá, bệnh rỉ sắt hay gặp ở cỏ nhật vào mùa đông, cần phát hiện kịp thời và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) đúng liều lượng, đúng thời điểm. 

 

Thông tin khác

1 : 00 AM

Hour
Minutes
AM PM
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12