Chăm Sóc Cây Cảnh Trong Nhà Vào Mùa Đông

Trong những ngày đông lạnh giá ở nước ta, một vài chậu cây cảnh trong nhà có thể khiến cho căn phòng của bạn trở nên ấm cúng và tràn đầy sức sống. Tuy nhiên, bạn cần phải biết rằng, không phải loại cây cảnh nào cũng chịu được thời tiết giá lạnh và chúng cần phải được chăm sóc đặc biệt để luôn khỏe mạnh trong những tháng mùa đông.

Dưới đây là một số lời khuyên cho việc chăm sóc cây cảnh trong nhà của bạn trong mùa đông sắp tới.

1. Cung cấp cho cây đủ ánh sáng

Cũng như con người, cây cảnh cũng cần ánh sáng mặt trời để sinh sống và phát triển, nhưng thật khó để có được ánh sáng giữa những ngày mùa đông giá lạnh.

Lượng ánh sáng tự nhiên mà các hộ gia đình, các văn phòng làm việc có được trong những tháng mùa đông là rất ít, và nếu ngôi nhà của bạn không đối mặt với các hướng đông và tây, bạn chỉ có thể có được một lượng ánh sáng trong phòng nhất định và thông qua các cửa sổ cố định. Hãy di chuyển các chậu cây cảnh của bạn đến gần cửa sổ và các khu vực mà có lượng ánh sáng chiếu vào nhiều nhất trong mùa đông.

Hãy chắc chắn rằng các cửa sổ được lau sạch cả bên trong lẫn bên ngoài để ánh sáng có thể chiếu vào được tối đa. Ngoài ra, hãy chắc chắn rằng bất kỳ lớp bụi nào trên lá cây đều phải được lau sạch sẽ để lá có thể hấp thụ ánh sáng tốt nhất.

2. Cung cấp nước cho cây đúng cách

Trong những tháng mùa đông, đa số vấn đề không phải là cây cảnh không có đủ nước, mà là mọi người cung cấp cho chúng quá nhiều nước.

Hãy chắc chắn rằng bạn kiểm tra cả phần đất dưới bề mặt chậu cây trước khi tưới cây. Một số chậu cây cảnh cần phải để khô hoàn toàn cả bầu đất trước khi được tưới nước một lần nữa, do đó bạn nên thử ấn xuống đất một vài cm và xem liệu đất đã khô hết hay chưa.

Mặt khác, khi không khí trong nhà bạn quá khô cũng sẽ gây ra một số vấn đề cho cây cảnh. Trong những tháng mùa đông không khí thường bị khô, hanh và sẽ còn trở nên khô hơn nếu bạn bật các loại máy để làm ấm căn phòng. Để khắc phục điều này, hãy sử dụng các máy phun hơi nước để tạo độ ẩm cho không khí. Nếu bạn đặt chậu cây cảnh trong phòng nơi có máy tạo độ ẩm làm việc liên tục thì bạn có thể không cần phải tưới nước cho chúng nhiều nữa.

Khi tưới nước cho cây cảnh, tốt nhất bạn nên bỏ chậu cây ra khỏi chiếc đĩa hứng nước và đặt chúng dưới vòi nước tưới để cho nước chảy qua đất và thoát ra phía dưới. Sau đó đặt cây cảnh trở lại trong đĩa và kiểm tra lại trong khoảng 15 phút. Nếu có bất kỳ nước thừa nào chảy ra chiếc đĩa, bạn cần đổ hết nước đi ngay.

3. Điều chỉnh nhiệt độ phù hợp

Cây cảnh trong nhà thường có nguồn gốc từ các vùng nhiệt đới với các loại màu sắc, kích thước và hình dạng khác nhau, điều này cũng khiến cho chúng có một phạm vi khác nhau về mức nhiệt độ mà chúng ưa thích. Hãy chắc chắn rằng bạn biết nhiệt độ lý tưởng của các loại cây cảnh trong nhà mà bạn chăm sóc và luôn để ý đến nhiệt độ trong phòng. Nhiệt độ trong khoảng từ 15 – 28 độ C thường thích hợp nhất cho các loại cây cảnh nhiệt đới, điều này có thể thay đổi tùy thuộc vào từng loại cây cảnh mà bạn có.

4. Cắt tỉa và thay chậu cho cây

Mùa đông là khoảng thời gian bạn nên tỉa lá cho cây nhiều. Tất nhiên, điều này còn phụ thuộc vào loại cây cảnh mà bạn có, ví dụ như các loài cây Xương Rồng thì cơ bản là không quá cần thiết. Tuy nhiên, nếu các chậu cây cảnh trong nhà của bạn là các loại cây thân leo thì mùa đông là thời điểm để cắt tỉa chúng thường xuyên hơn.

Loài Xương Rồng cũng không có nhu cầu cần thay chậu, nhưng nếu bạn có các loại cây cảnh thân gỗ có xu hướng chậm phát triển hơn vào mùa đông, bạn cần phải thay chậu cho cây vào gần cuối mùa để chúng sẵn sàng chớm nở và phát triển khi mùa xuân đến.

5. Thường xuyên quan sát các loài sâu bệnh gây hại

Trong những tháng mùa đông, việc tăng nhiệt từ các lò sưởi, thiếu ánh sáng mặt trời và tăng độ ẩm do độ ẩm không khí thấp đều là những yếu tố có thể dẫn đến việc cây bị sâu bệnh. Các loài thường gây hại cho cây cảnh trồng trong nhà trong mùa đông là nhện, muỗi, nấm, rệp sáp và một số loài khác. Hãy cảnh giác nếu chúng bắt đầu xuất hiện trong nhà, gần các chậu cây cảnh của bạn và hãy nhanh chóng thực hiện các biện pháp để loại bỏ sâu bệnh khi chúng xuất hiện.

Bài viết được dịch dẫn từ website: http://www.ambius.com/blog/caring-for-indoor-plants-during-winter-months/

 

 

 

Thông tin khác

Chăm Sóc Lan Ý

Lan Ý, hay còn được biết đến với tên gọi là hoa Huệ hòa bình. Đây là một thành viên nổi tiếng của gia đình hệ thực vật có hoa, là một giống hoa cây cảnh tượng trưng cho sự tràn đầy nhiệt huyết, sự vị tha và trong sáng.

Chăm Sóc Cây Ngũ Gia Bì

Ngũ Gia Bì là một loại cây cảnh trong nhà được sử dụng phổ biển hiện nay. Chúng còn được biết đến với một số tên gọi như Ngũ Gia Bì Chân Chim, Sâm Non, Sâm Nam.

Chăm Sóc Cây Vạn Niên Thanh

Vạn niên thanh là một trong những loại cây cảnh nội thất được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Chúng được đánh giá là một trong những loại "cây cảnh trong nhà tốt nhất giúp làm sạch không khí".

Chăm Sóc Cây Thiết Mộc Lan

Nếu bạn cần một chậu cây cảnh đẹp cho khu vực trung tâm hoặc cần tạo nên một tiêu điểm nào đó trong căn phòng, Thiết Mộc Lan chính là lựa chọn phù hợp nhất dành cho bạn.

Chăm Sóc Cây Tài Lộc

Nếu bạn cảm thấy có hứng thú với các loại cây cảnh trong nhà nhưng lại chưa có chút kinh nghiệm nào trong việc chăm sóc chúng, hãy lựa chọn cây Tài Lộc.

Đại Cương Về Cây Cau Cảnh

Cây cau là loại cây cảnh được ưa dùng hiện nay bởi cây có dáng đẹp, tán xum xuê và phong phú vè chủng loại.

Những Vị Trí Đặt Hoa Cây Cảnh Trong Nhà

Ngôi nhà là nơi mà mọi người thường tìm lại cảm giác yên bình, an toàn và thư thái, thoải mái sau những giờ làm việc vất vả, căng thẳng.

Sân Vườn Biệt Thự

Sân vườn biệt thiệt đã là một phần thiết kế quan trọng trong một ngôi biệt thự từ xưa đến nay, tùy thuộc vào diện tích, kiều thiết kế, phong cách gia chủ, hoàn cảnh sống

Dịch Vụ Cung Cấp Cây Cảnh Uy Tín Hàng Đầu Tại Hà Nội

Chúng ta đến công viên để hít thở một chút không khí tươi xanh, ra ngoại thành hay đi du lịch để tận hưởng cảm giác gần gũi với thiên nhiên.

Ban Công Và Hàng Hiên Với Hoa Cây Cảnh

Khoảng không gian ban công hay hiên nhà là những nơi đặc biệt để trang trí hoa cây cảnh đối với những ngôi nhà ở thành phố cũng như ở thôn quê.