CHẬU CÂY TỔ YẾN

Tên khoa học Asplenium Antiquum
Xuất xứ Châu Á
Tổ Yến loại cây có thể lọc không khí, loại bỏ các chất độc có trong nhà, hấp thụ sóng điện từ của các thiết bị điện tử.
  • Đặc điểm
  • Cách trồng, chăm sóc
  • Ý nghĩa & ứng dụng

Đặc điểm của cây Tổ Yến
Tổ Yến là cây thuộc họ dương xỉ, lá hẹp thon nhọn ở đầu. Lá cây mọc vòng quanh tạo thành một hình tròn cân đối, lá có màu xanh tươi, dài khoảng 30 - 40cm, có gân sẫm màu ở giữa.
Chậu cây Tổ Yến Của Tầm Nhìn Châu Á có chiều cao từ 30 - 40cm, tán lá khoảng 25 - 40cm.

Cách trồng và chăm sóc Tổ Yến
Dưới đây là mốt số điểm bạn cần lưu ý khi trồng và chăm sóc chậu cây tổ yến
- Đất trồng:
Đất trồng Tổ Yến được phối trộn đảm bảo tơi xốp, giàu mùn, chất dinh dưỡng giúp cây có thể sinh trưởng phát triển trong vòng 6 tháng mà không cần bổ xung thêm dinh dưỡng.
- Nước tưới:
Tổ Yến là cây ưa ẩm nhưng không chịu được ngập úng. Thông thường với chậu Cây Tổ Yến đặt bàn 1 tuần cần tưới nước cho cây 2 – 3 lần, mỗi lần lượng nước khoảng 200 – 300ml nước, lượng nước tưới phụ thuộc vào điều kiện thời tiết cũng như ẩm độ của đất.
Một hiện đặc trưng của Tổ Yến khi thiếu nước, đó là bộ lá héo rũ rất nhanh.
- Ánh sáng: 
Chậu cây Tổ Yến cần đặt ở vị trí có đây đủ ánh sáng, tránh đặt nới nắng gắt, nếu có điều kiện bạn nên cho cây “Tắm”  nắng nhẹ buổi sáng khoảng 1 – 2h.
- Lau lá: 
Thỉnh thoảng bạn cần vệ sinh lá để phát huy tối đa khả năng hấp thu độc tố trong không khí của lá cây, cắt bỏ lá già.
Ứng dụng và ý nghĩa
Tổ Yến loại cây có thể lọc không khí, loại bỏ các chất độc có trong nhà, hấp thụ sóng điện từ của các thiết bị điện tử.
Ngoài ra, Tổ Yến có các lá kết lại như một tổ chim, thể hiện sự gắn kết trong gia đình cũng như tập thể, mang đến bình yên, hạnh phúc.
Theo quan niệm phong thủy,  Chậu cây Tổ Yến giúp cân bằng Âm Dương với với ngũ hành nên là lựa chọn cho đại đa số người chơi cây.

Thông tin khác