Cây Xoài

Tên khoa học Manggifera indica
  • Đặc điểm
  • Cách trồng, chăm sóc
Cây gỗ lớn, thân có nhiều u nhỏ và cao từ 8-17m, vỏ màu nâu đen có những đường nứt. tán là rậm hình cầu, cành nhánh nhiều, mập, mọc thẳng. Cây thường xanh. Lá đơn thuôn dài 9-14cm rộng 2.5-3.5cm. Lá không lông khi còn non lá có màu nâu vàng, lúc già thì có màu xanh. Lá có tuyến tiết nên có mùi thơm và vị chua. Cụm hoa lá chùm tán. Hoa màu vàng, nhỏ gồm 5 cánh và có mùi thơm. Quả hạch có nhân cứng. Cây trồng lây bóng mát, lây quả nên rất thích hợp trồng ở đường phố, cơ quan, công viên, biệt thự...

Vỏ quả xoài chín cũng như quả xoài có lơi ích cầm máu tử cung, khai huyết, chảy máu ruột, dưới dạng cao lỏng với liều 10g cao lỏng cho vào 120ml nước rồi cứ cách một hay hai giờ cho uống một thìa cà phê.

Chữa đau răng, viêm lợi: Vỏ xoài phơi khô 6 phần, quả me 2 phần, quả bồ kết 2 phần. Tất cả sấy khô tán nhỏ, đắp vào chỗrăng đau, lợi bị viêm đã rửa sạch.

Nhân xoài được  dùng làm thuốc trị giun sán (liều 1,5 đến 2g sấy khô, tán bột) chữa chảy máu tử cung, trĩ kiết lị.

Với bệnh kiết lị, nghiền 20 đến 25g nhân với 2 lít nước, nấu kỹ cho tới khi cạn còn hơn 1 lít thì lọc để vứt bỏ bã, thêm vào nước lọc 300 đến 400g đường và tiếp tục đun cho tới khi còn 1 lít. Mỗi ngày dùng hai đến ba lần, mỗi lần dùng 50 - 60g thuốc chế như trên. Đây là phương pháp của người Philipin.

Vỏ thân xoài (dùng tươi hoặc khô): Tươi thì giã chăt lấy nước, được dùng như vỏ quả, vỏ khô dưới dạng thuốc sắc được dùng chữa thấp khớp (đắp nóng bên ngoài), hay rửa khí hư bạch đới của phụ nữ. Tại miền Bắc của Việt Nam, vỏ được dùng sắc uống chữa sốt hay chữa đau răng.

Nhựa của vỏ cây xoài: có màu đen không mùi, vị đắng hắc, ra không khí đặc lại, hoà vào nước chanh dùng bôi trị ghẻ lở.

Lá xoài: được dùng tại một số nơi ở Ấn Độ để nuôi trâu bò nhưng lá già chứa một lượng nhỏ chất độc cho nên nếu trâu bò ăn lâu ngày có thể gây ngộ độc chết trâu bò.

 

Thông tin khác