Bón Phân Và Thay Chậu Cho Cây Cảnh

Bón phân

Hoa cây cảnh sẽ phát triển chậm nếu không được bón phân đều đặn sau khi đã mọc rễ đầy chậu. Việc bón phân đều đặn là điều kiện tất yếu để cây có thể mọc khỏe và tạo ra được dáng vẻ xinh đẹp. Hầu hết các loại chậu cảnh cần được bón phân theo một chu kỳ cách nhau từ 10 đến 14 ngày. Các chậu hoa cần thiết được duy trì tốt chế độ phân bón trong thời gian trổ hoa. Đặc biêt, một số loại cây cảnh trồng trong nhà cần có chế độ chăm sóc riêng để đảm bảo cây luôn xanh tốt và đẹp.

Cách bón phân cho hoa cây cảnh thông thường nhất là hòa tan và pha lẫn các loại phân bón trong một dung dịch nước sạch và hơi ấm. Cần theo đúng hàm lượng chỉ dẫn của nhà sản xuất. Trước khi tưới phân vào, phải kiểm tra để đảm bảo là chậu cây đang đủ ẩm. Điều này cho phép phân bón được hấp thụ nhanh và đồng đều. Chỉ nên pha trộn lượng phân vừa đủ dùng một lần và đừng bao giờ cất giữ lại. Dùng riêng một thùng chứa để pha trộn phân bón và không dùng nó cho bất cứ mục đích nào khác. Nếu có sử dụng đến các hóa chất, phải đảm bảo cất giữ chúng một cách tuyệt đối an toàn.

Sử dụng các loại phân bón dạng que và dạng viên là cách làm dễ dàng, nhanh chóng và sạch sẽ hơn. Phân dạng que được ấn sâu vào trong lòng đất, cách thành chậu khoảng 1 cm. Phân dạng viên cũng được cho vào đất trồng ở vị trí tương tự. Có thể sử dụng một dụng cụ chuyên dùng để cho các viên phân bón vào chậu mà không cần thiết phải làm bẩn tay. Các loại phân dạng que và dạng viên cung cấp dinh dưỡng cho cây cảnh trong một thời gian dài, nhưng có nhược điểm là làm cho rễ cây cảnh có khuynh hướng tập trung chen chúc quanh vị trí có phân.

Thay chậu

Khi cây cảnh cần thay chậu, cần lưu ý việc kết hợp dùng chậu plastic với đất trồng được pha trộn từ than bùn hoặc dùng chậu đất nung với đất trồng được pha trộn từ đất màu, tùy theo nhu cầu thích hợp cho loại cây cảnh. Với chậu bằng đất nung, cần ngâm nước trong khoảng 24 giờ trước khi dùng để đảm bảo chậu sẽ không rút mất nhiều nước trong đất trồng.

Chậu trồng có thể có nhiều cỡ đa dạng với đường kính từ 6 cm cho đến 38 cm, nhưng chỉ nên dùng 5 cỡ chậu là: 6 cm, 8 cm, 13 cm, 18 cm và 25 cm.

Khi thay một chậu cây, chỉ nên chọn loại chậu lớn hơn ở cỡ tiếp theo. Chẳng hạn, một chậu 6 cm đường kính sẽ được thay bằng chậu có đường kính 8cm. Điều cần nhớ nữa là phải có một khoảng cách thích hợp từ bề mặt đất trồng lên mép cao nhất của chậu, để đảm bảo cây cảnh nhận được lượng nước thỏa đáng trong mỗi lần tưới. Chậu càng lớn thì khoảng cách này cũng càng phải lớn hơn. Cỡ chậu từ 6-13 cm cần có khoảng cách từ mặt đất trồng lên thành chậu là 1 cm. Cỡ chậu 14-19 cm cần khoảng cách là 2 cm. Cỡ chậu từ 20-23 m cần khoảng cách là 2,5 cm. Và cỡ chậu từ 25-30 cm cần khoảng cách là 3,5 cm.

Thay mặt đất

Với những chậu cây cảnh quá lớn, bạn không thể thay sang một chậu khác, đơn giản là vì không thể lấy chúng ra khỏi chậu. Trong trường hợp này, cần phải định kỳ thay lớp đất mặt cho chậu cây, thong thường là mỗi năm một lần vào mùa xuân.

Loại bỏ hoàn toàn khoảng 2,5 cm đến 3,5 cm đất mặt trong chậu và thay bằng một lớp đất trồng mới với đầy đủ lượng phân bón cần thiết. Trong khi lấy lớp đất cũ ra, chú ý không làm hại bộ rễ cây. Khi cho đất mới vào, nhớ chừa lại một khoảng cách thích hợp từ mặt đất lên vành chậu để có thể tưới đủ nước cho cây.

Thông tin khác

Kinh Nghiệm Tưới Nước Làm Cho Cây Cảnh Đẹp Hơn

Không có nước, cây cảnh đẹp sẽ nhanh chóng khô héo. Ngược lai, những cây cảnh đẹp cũng có thể chết khi tưới quá nhiều nước, vì đất trồng nhão ra thành bùn và không còn chứa được không khí trong đó.

Chọn Đất Để Trồng Hoa Cây Cảnh

Có rất nhiều loại đất trồng cho hoa cây cảnh, với mỗi loài cây cảnh thì người trồng lại phải sử dụng một loại đất thích hợp.

Chọn Chậu Để Trồng Hoa Cây Cảnh

Trên thị trường hiện nay có nhiều dịch vu cung cấp cây xanh, cung cấp cây cảnh và cung cấp các loại chậu để trồng cây cảnh đẹp.

Bí Quyết Chăm Sóc Hoa Cây Cảnh Mùa Hè

Khoảng thời gian đầu mùa hè là thời điểm các loại hoa cây cảnh phát triển và sinh trưởng mạnh, tuy nhiên đây cũng là thời điểm nhiệt độ, độ ẩm tăng cao, các loại sâu bệnh và ký sinh phát triển mạnh

Chọn Vị Trí Và Sắp Xếp Hoa Cây Cảnh

Chọn vị trí và sắp xếp cho hoa cây cảnh trong nhà cũng là một nghệ thuật, nó thể hiện cá tính, tầm nhìn và tính cách riêng của chủ nhân.

Điều Kiện Ngoại Cảnh Đối Với Hoa Cây Cảnh (Dinh Dưỡng Và Đất)

Đất cứng là một giá thể thấm mà trong đó cây được đính vào và tìm nước, chất dinh dưỡng và khoáng chất.

Điều Kiện Ngoại Cảnh Đối Với Hoa Cây Cảnh (Ánh Sáng)

Nhờ đặc điểm đặc thù của chất diệp lục (sắc tố ở trong lá và thân cành non), hoa cây cảnh có khả năng sử dụng năng lượng của ánh sáng mặt trời để tổng hợp các chất dinh dưỡng giàu năng lượng để nuôi cây lớn và phát triển, tạo sinh khối cho cây.

Điều Kiện Ngoại Cảnh Đối Với Hoa Cây Cảnh (Độ Ẩm)

Mỗi loại hoa cây cảnh có yêu cầu về độ ẩm đất cũng như độ ẩm không khí khác nhau. Theo yêu cầu này người ta phân chia ra các nhóm cây chịu hạn, cây ưa ẩm và cây thủy sinh.

Điều Kiện Ngoại Cảnh Đối Với Hoa Cây Cảnh (Nhiệt Độ)

Nhiệt độ đất và nhiệt độ không khí là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của hoa cây cảnh.

Kỹ Thuật Nhân Giống Vô Tính Cho Hoa Cây Cảnh

Nhân giống vô tính hoa cây cảnh không cần qua thụ phấn hay thụ tinh. Cây con là một bộ phận của cây mẹ mọc từ thân cây, cành hay rễ, lá.