Cẩm Nang Cây Cảnh Văn Phòng (Phần 1)

Nếu như trước đây, con người vốn tiếp xúc nhiều với thiên nhiên thì hiện nay, chúng ta đang bị “kẹt” giữa các khối bê tông, các toà nhà cao ngất, những văn phòng chỉ toàn cửa kính và máy lạnh chạy suốt 8 giờ làm việc. Do đó, việc đưa cây cảnh vào văn phòng từ lâu đã được xem như một cách hữu hiệu để mang những giá trị của thiên nhiên đến gần con người hiện đại hơn. 

Cây cảnh văn phòng cần đáp ứng những yếu tố nào?

Để sống được ở môi trường văn phòng, cây cảnh văn phòng phải là loại cây có nhu cầu ánh sáng không quá cao. Nhiều người nghĩ rằng các toà nhà toàn cửa kính đã là nơi dư thừa ánh sáng, nhưng thực tế không phải vậy (bằng chứng là đi vào những toà nhà đó, bạn vẫn không cần đến chiếc kính mát.)

Ngoài ra, đó phải là loại cây không sinh trưởng quá nhanh, không “ngốn” quá nhiều diện tích, không ưa nước… Nguyên nhân là bởi không gian văn phòng không phải chỗ lý tưởng cho cây sinh trưởng tự nhiên, do đó cây cảnh văn phòng càng ít nhu cầu về chăm sóc, bảo dưỡng thì càng phù hợp.

Cuối cùng, yếu tố thẩm mỹ cũng là yếu tố rất quan trọng khi lựa chọn cây cảnh cho văn phòng. Một cây cảnh phù hợp là cây giúp văn phòng trông đẹp hơn, cải thiện không gian văn phòng, che đi những khuyết điểm, tôn lên những nét đẹp, chứ không nên tạo cảm giác lộn xộn, hoặc thu hút chú ý quá đà. Theo tiêu chí này, các loại cây có hoa thường không được ưu tiên, dù chúng có vẻ ngoài hấp dẫn. 

Vì sao cây cảnh văn phòng thường khó sống?

80% các trường hợp cây cảnh văn phòng không sống nổi là do 2 yếu tố: ánh sáng và lượng nước không phù hợp. Do đó, bạn cần đọc rất kỹ thông tin về loại cây trồng trong văn phòng, vị trí đặt cây phải đạt yêu cầu về độ sáng tiêu chuẩn dành cho loại cây đó. Nhiều người thường trồng cây trong chậu kín, không có lỗ thoát và tưới cây tuỳ tiện, khiến cây chết úng. Cách tốt nhất, bạn nên đặt một tấm đĩa sâu lòng dưới đáy chậu cây, quan sát đáy đĩa sau khi tưới xong, nếu có nước tràn ra từ đáy có nghĩa đó là nước thừa, hãy đổ phần nước này đi để đảm bảo cây vừa đủ lượng nước. 

Thông tin khác

Chế Độ Nước Cho Cây Cảnh Trong Nhà

Nước là một trong những yếu tố tự nhiên quan trọng nhất giúp cây xanh tồn tại, sinh trưởng và phát triển.

12 Ý Tưởng Bài Trí Chậu Cây Cảnh Cho Không Gian Ngoài Trời

Tận dụng mặt ngoài của cửa chớp để trồng những loại cây dễ sống như sen đá, rêu, bạn sẽ có một bức tường ngoài trời sống động.

Kỹ Thuật 8 Bước Chuyển Cây Cảnh Non Từ Bầu Ươm Ra Đất Trồng

Khi có sẵn hạt giống của các loại cây thì ươm cây sẽ là giai đoạn đầu tiên mà bạn cần phải thực hiện khi bắt đầu trồng cây cảnh.

Chăm Sóc Cây Cảnh Trong Nhà Vào Mùa Đông

Trong những ngày đông lạnh giá ở nước ta, một vài chậu cây cảnh trong nhà có thể khiến cho căn phòng của bạn trở nên ấm cúng và tràn đầy sức sống.

Chăm Sóc Lan Ý

Lan Ý, hay còn được biết đến với tên gọi là hoa Huệ hòa bình. Đây là một thành viên nổi tiếng của gia đình hệ thực vật có hoa, là một giống hoa cây cảnh tượng trưng cho sự tràn đầy nhiệt huyết, sự vị tha và trong sáng.

Chăm Sóc Cây Ngũ Gia Bì

Ngũ Gia Bì là một loại cây cảnh trong nhà được sử dụng phổ biển hiện nay. Chúng còn được biết đến với một số tên gọi như Ngũ Gia Bì Chân Chim, Sâm Non, Sâm Nam.

Chăm Sóc Cây Vạn Niên Thanh

Vạn niên thanh là một trong những loại cây cảnh nội thất được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Chúng được đánh giá là một trong những loại "cây cảnh trong nhà tốt nhất giúp làm sạch không khí".

Chăm Sóc Cây Thiết Mộc Lan

Nếu bạn cần một chậu cây cảnh đẹp cho khu vực trung tâm hoặc cần tạo nên một tiêu điểm nào đó trong căn phòng, Thiết Mộc Lan chính là lựa chọn phù hợp nhất dành cho bạn.

Chăm Sóc Cây Tài Lộc

Nếu bạn cảm thấy có hứng thú với các loại cây cảnh trong nhà nhưng lại chưa có chút kinh nghiệm nào trong việc chăm sóc chúng, hãy lựa chọn cây Tài Lộc.

Đại Cương Về Cây Cau Cảnh

Cây cau là loại cây cảnh được ưa dùng hiện nay bởi cây có dáng đẹp, tán xum xuê và phong phú vè chủng loại.