Kỹ Thuật 8 Bước Chuyển Cây Cảnh Non Từ Bầu Ươm Ra Đất Trồng

Khi có sẵn hạt giống của các loại cây thì ươm cây sẽ là giai đoạn đầu tiên mà bạn cần phải thực hiện khi bắt đầu trồng cây cảnh. Nhưng để tiện lợi hơn, tiết kiệm thời gian hơn, bạn có thể trực tiếp mua các cây non được trồng sẵn trong bầu đất tại các vườn ươm để mang về trồng.

Khi đã có bầu cây non, việc chuyển cây non trong bầu ra đất trồng như thế nào cũng là một công việc đòi hỏi kỹ thuật, kinh nghiệm và sự khéo léo, điều này quyết định đến sự phát triển khỏe mạnh của cây cảnh sau này.

Dưới đây là 8 bước để thực hiện thành công việc trồng cây từ bầu cây non:

1. Tạo không gian cho rễ cây 

Tạo một hố đất rộng hơn so với bầu đất cây non từ 3 - 4 lần trong chậu cây cảnh hoặc mảnh đất mà bạn định trồng để tạo sự thuận lợi cho sự tăng trưởng của rễ cây. Tương tự đối với chậu cây, kích thước chậu cây cũng cần lớn gấp 3 – 4 lần so với bầu cây non.

2. Bỏ cây ra khỏi lớp vỏ bọc bầu ươm

Cẩn thận loại bỏ lớp vỏ bọc bên ngoài của bầu ươm nhưng vẫn giữ cho lớp đất xung quanh rễ cây non được nguyên vẹn. Nới lỏng các nút dây buộc nếu có, sau đó cẩn thận trượt cây từ trong bầu ươm ra. Không nên giật mạnh cây cảnh ra khỏi bầu vì như vậy có thể làm đứt rễ cây.

3. Giải quyết vấn đề rễ cây bó lại với nhau hoặc quấn quanh bầu đất

Đôi khi cây non có hiện tượng rễ cây bó lại với nhau thành chùm hoặc rễ cây nhìn giống như đang quấn thành từng vòng quanh bầu đất. Trong trường hợp này, hãy cắt một đường chữ X phía dưới đáy bầu đất và kéo dài lên theo chiều dọc hai bên của bầu đất với một con dao sắc nhọn để bảo toàn bộ rễ cây non.

4. Đặt cây non vào chính giữa hố đất/chậu cây

Tránh trồng cây quá sâu, nếu mặt trên của bầu đất nằm phía dưới mép hố, bạn nên vùi thêm một ít đất vào bên dưới để nâng bầu đất trên cùng cao hơn một chút. Hãy bảo đảm cây con ở một vị trí thẳng vuông góc mặt chậu, sau đó lấp hố bằng lớp đất được đào ra ban đầu. Chú ý lấp đất chặt nhưng không được nén đất quá mạnh. Tiếp tục lấp đất cho đến khi đất phủ qua toàn bộ lớp rễ trên cùng.

5. Cấp nước cho cây mới trồng

Tạo một vòng chứa nước xung quanh hố và cung cấp cho cây cảnh một lượng nước vừa đủ. Sau khi nước đã ngấm hết xuống đất, trải một màng phủ bảo vệ bằng mùn rơm rạ cao khoảng 6-12cm quanh mặt chậu, hoặc trong một khu vực có đường kính khoảng 60cm quanh gốc cây, nhưng không chạm vào thân cây.

6. Tưới cây

Đất và mùn quanh cây non của bạn cần được giữ ẩm nhưng không được để ngập úng hoặc ướt sũng. Trong năm đầu tiên, việc tưới nước cho cây non là rất quan trọng. Khi thời tiết khô ráo, hãy tưới nước cho cây cảnh của bạn từng lượng nhỏ đều đặn trong những ngày đầu tiên. Nhớ tưới nước từ từ quanh gốc cây mà không phải xối thẳng vào thân cây và tránh tưới quá nhiều khi bạn nhìn thấy nước đọng. Bạn nên có hiểu biết về cách chăm sóc các loại cây cảnh để cung cấp lượng nước tưới phù hợp.

7. Vệ sinh và cắt tỉa cây

Hãy nhặt bỏ mảnh nilon, giấy vụn xung quanh gốc cây hoặc thân cây vì chúng có thể là nguyên nhân khiến cây cảnh không phát triển được. Dùng kéo tỉa đi những cành, nhánh lá bị hỏng hay đã chết nếu có.
8. Phân bón

Không sử dụng bất kỳ loại phân bón đặc tính mạnh hoặc hóa chất nào trên cây cảnh mới của bạn. Những sản phẩm này sẽ giết chết cây non của bạn. Bạn hãy chờ cho bộ rễ của cây ổn định thì mới bổ sung các loại phân bón, thuốc bổ cho cây.

Nguồn: https://www.arborday.org/trees/planting/containerized.cfm

 

Thông tin khác

Chăm Sóc Cây Cảnh Trong Nhà Vào Mùa Đông

Trong những ngày đông lạnh giá ở nước ta, một vài chậu cây cảnh trong nhà có thể khiến cho căn phòng của bạn trở nên ấm cúng và tràn đầy sức sống.

Chăm Sóc Lan Ý

Lan Ý, hay còn được biết đến với tên gọi là hoa Huệ hòa bình. Đây là một thành viên nổi tiếng của gia đình hệ thực vật có hoa, là một giống hoa cây cảnh tượng trưng cho sự tràn đầy nhiệt huyết, sự vị tha và trong sáng.

Chăm Sóc Cây Ngũ Gia Bì

Ngũ Gia Bì là một loại cây cảnh trong nhà được sử dụng phổ biển hiện nay. Chúng còn được biết đến với một số tên gọi như Ngũ Gia Bì Chân Chim, Sâm Non, Sâm Nam.

Chăm Sóc Cây Vạn Niên Thanh

Vạn niên thanh là một trong những loại cây cảnh nội thất được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Chúng được đánh giá là một trong những loại "cây cảnh trong nhà tốt nhất giúp làm sạch không khí".

Chăm Sóc Cây Thiết Mộc Lan

Nếu bạn cần một chậu cây cảnh đẹp cho khu vực trung tâm hoặc cần tạo nên một tiêu điểm nào đó trong căn phòng, Thiết Mộc Lan chính là lựa chọn phù hợp nhất dành cho bạn.

Chăm Sóc Cây Tài Lộc

Nếu bạn cảm thấy có hứng thú với các loại cây cảnh trong nhà nhưng lại chưa có chút kinh nghiệm nào trong việc chăm sóc chúng, hãy lựa chọn cây Tài Lộc.

Đại Cương Về Cây Cau Cảnh

Cây cau là loại cây cảnh được ưa dùng hiện nay bởi cây có dáng đẹp, tán xum xuê và phong phú vè chủng loại.

Những Vị Trí Đặt Hoa Cây Cảnh Trong Nhà

Ngôi nhà là nơi mà mọi người thường tìm lại cảm giác yên bình, an toàn và thư thái, thoải mái sau những giờ làm việc vất vả, căng thẳng.

Sân Vườn Biệt Thự

Sân vườn biệt thiệt đã là một phần thiết kế quan trọng trong một ngôi biệt thự từ xưa đến nay, tùy thuộc vào diện tích, kiều thiết kế, phong cách gia chủ, hoàn cảnh sống

Dịch Vụ Cung Cấp Cây Cảnh Uy Tín Hàng Đầu Tại Hà Nội

Chúng ta đến công viên để hít thở một chút không khí tươi xanh, ra ngoại thành hay đi du lịch để tận hưởng cảm giác gần gũi với thiên nhiên.