Đèn Đá - Vật Liệu Trang Trí Sân Vườn

Đèn đá là một loại vật liệu trang trí cho sân vườn tiểu cảnh rất phổ biến hiện nay. Bởi chúng có vẻ đẹp khá độc đáo và luôn tạo được điểm nhấn cho vẻ mỹ quan tổng thể của khu vườn hoa cây cảnh, hơn thế chúng có công dụng rất hữu ích trong một số trường hợp khó thiết kế, kể vả về mặt cây cảnh phong thủy.

Hãy hình dung, khi khu vườn hoa cây cảnh chỉ có cây không, dù là bạn có trồng thật nhiều loại cây cảnh khác nhau thì cũng không tránh được sự tẻ nhạt và thiếu sinh động. Thường thì các nhà thiết kế sẽ sử dụng các loại cật liệu khác nhau để khắc phục những nhược điểm đó, và đèn đá là phương án tối ưu vì chúng luôn đạt được hiệu quả cao nhất cho khu vườn.

Về nguồn gốc, đèn đá hay đèn lồng đá  là một loại đèn đặc trưng của Nhật Bản với cấu tạo là một chiếc đèn lồng được làm bằng các nguyên vật liệu như đá, gỗ, hoặc kim loại ở vùng viễn đông  trong đó đá là nguyên liệu chủ yếu. Đèn đá được làm từ những khối đá đẽo gọt thành các trụ kiên cố và trên đó có một chiếc lồng và trong lồng có một không gian nhỏ để chứa các vật liệu cháy nhằm thắp sáng cho đèn. Kiểu dáng của đèn đá mang đậm phong cách kiến trúc của phật giáo và kiến trúc Á Đông với mái đèn hình chóp liên tưởng đến bông sen.

vật liệu trang trí | den-da

Ở Nhật Bản, đèn đá ban đầu chỉ được sử dụng trong các ngôi đền Phật giáo, tại đó những chiếc đèn được sắp xếp hàng dọc theo đường đi và chiếu sáng đường dẫn (bậc thang) lên những ngôi đèn này. Đèn lồng thắp sáng sau đó được xem là một vật cúng cho Đức Phật đặc biệt thịnh hành trong thời kỳ Heian đặc biệt là thịnh hành ở vùng Hiraizumi, một vùng đất ở phía Bắc Nhật Bản nơi mà đạo phật rất phát triển. Tuy nhiên, người Nhật bắt đầu được sử dụng trong đền thờ đạo phật và lắp đặt trong nhà riêng. Chiến đèn đá thời cổ xưa còn tồn tại lâu đời nhất và những chiếc đèn lồng đá được tìm thấy ở Nara.

Đèn đá đã tồn tại ở Trung Quốc và ở  Triều Tiên từ khá lây, dù vậy không phải phổ biến như ở Nhật Bản. Phong cách trang Sân vườn hoa cây cảnh bằng đèn đá mới du nhập vào Việt Nam khoảng đầu những năm 90 khi mà kiến trúc xây dựng ở nước ta bắt đầu có dấu hiệu khởi sắc. Tuy nhiên, đến cuối những năm 90 thì mô hình đèn đá mới được phát triển rộng rãi và kể từ đó, các phong cách và kiểu dáng của chúng cũng đa dạng và phong phú lên rất nhiều.

Việc thiết kế và tạo nên một cây đèn đá đòi hỏi người thợ phải có tay nghề cao và nắm được các yếu tố văn hóa khi muốn thể hiện mục đích và ý nghĩa của chiếc đèn đó. Còn việc vận dụng vào bài trí thì người thiết kế lại phải có những kiến thức cơ bản về phong thủy, bởi đèn đá thuộc hành Thổ và mang tính âm, nếu không có sự kết hợp hài hòa và hợp lý sẽ tạo nên tác dụng ngược cho khu vườn hoa cây cảnh hay không gian quanh chúng. Do đo, khi thiết kế khu vườn có sử dụng đèn đá, khách hàng nên có sự tư vấn của những nghệ nhân giàu kinh nghiệm hoặc các dịch vụ cung cấp cây cảnh, thiết kế sân vườn cảnh quan chuyên nghiệp.

den-da-2

Về kiểu dáng thì đèn đá rất phong phú và có đủ mọi kích cỡ phù hợp với các khu vườn hay tiểu cảnh khác nhau, tuy nhiên về màu sắc thì đèn đá chủ yếu chỉ có màu xám và đen là cơ bản, bởi khi sử dụng đèn đá người ta hạn chế tối đa việc can thiệp nhân tạo về màu sắc để đảm bảo tính tự nhiên, yếu tố hấp dẫn chính của loại vật liệu này.

den-da-3

Các loại đèn được làm từ đá tự nhiên. Loại đèn đá này được làm thủ công, thích hợp với sân vườn trang trí nhiều đá sỏi tự nhiên hoặc vườn nhật...

Ở nước ta, điển hình nhất là chiếc đèn đá cổ ở chùa Hưng Khánh có từ đời vua Lê Dụ Tông vẫn còn nguyên vẹn, trở thành một trong những biểu tượng quý giá về văn hóa, điêu khắc Việt Nam thế kỷ 18. 

Đèn được chia làm 4 phần: đế, thân, cửa và chóp che đèn (có thể tách ra từng phần, rồi lại lắp khi di chuyển). Các mộng đá ăn khớp với nhau, không cần chất kết dính mà vẫn vững chắc.

Chóp đèn là một khối đá xanh được những nghệ nhân xưa tạo tác vuông bốn góc, hình mui luyện, dẫn lên chóp nhọn như búp sen. Mỗi cạnh vuông 60 cm, bề dày 40 cm, bốn mặt như nhau. Mỗi cạnh đều chạm hoa lá cách điệu uyển chuyển, thanh thoát.

Cửa đèn gồm bốn tấm đá dựng, từng cặp đối với nhau. Hai tấm chính dựng hai bên rất chắc chắn, nối thân và chóp đèn.

Giữa tấm đá là hình hoa sen bốn cánh, tạo sự thông thoáng và toả ánh sáng sang hai bên. Xung quanh được chạm khắc thành khung đố, hình vuông, chữ nhật và các hoa văn để tô điểm thêm.

Hai cửa chính của đèn là hai khuôn đá hình chữ U vuông góc, có mộng đá khớp với hai tấm, tạo thành cửa đèn thông thoáng hình chữ T. Hai mặt tạo hai con nghê ngồi chầu nhau như canh giữ cho sự bất tử của ánh sáng đèn.

Thân đèn là một khối đá nguyên, trắng đục, phần trên to ra theo bốn cạnh để đỡ phần cửa đèn, phần dưới phình ra khớp với đế đèn. Bốn mặt của thân đèn đều đục chìm và khắc chữ Hán Nôm và trang trí hoa văn chạm xung quanh rất tinh xảo. Mặt trước thân đèn chạm hình rồng quấn: biểu tượng của thần quyền và nguồn gốc của tổ tiên. Nổi bật bốn chữ: “Phúc - Lộc - Nhật - Đông”, ý là hàng ngày như mặt trời phía đông toả sáng đem lại phúc lộc cho mọi người. Mặt sau thân đèn tạo hình chim phượng hoàng là một linh vật quý, đẹp cũng là tên quê hương Đan Phượng. “Tạo - Tác - Thiên - Đài”, bốn chữ đề như ý tưởng cổ nhân tạo dựng.

 

Thông tin khác

Hoa cây cảnh họ xương rồng (Phần 3)

Xương rồng rừng rất khác biệt với xương rồng sa mạc. Chúng thường cho ta vẻ đẹp ngoạn mục khi nở hoa.

Hoa cây cảnh họ xương rồng (Phần 2)

Sự đa dạng trong chủng loại các loài xương rồng cho chúng ta những cây cảnh khác nhau, từ những cây có vẻ đẹp đầy ấn tượng cho đến những cây có vẻ đẹp thanh nhã, dịu dàng.

Hoa cây cảnh họ xương rồng (Phần 1)

Các cây cảnh thuộc họ xương rồng (cacti) không chỉ được trồng để làm cảnh. Nhiều người đã sưu tập chúng như một trò chơi đầy thú vị, vì quả thật chủng loại của chúng vô cùng đa dạng.

Những Xu Hướng Thiết Kế Vườn Cây Xanh Năm 2018

Trong năm 2018, xu hướng tìm đến sự hài hoà, thư giãn là xu hướng chủ đạo cho các “chủ vườn”, từ việc thử trồng những loại cây cảnh cung cấp thưc phẩm, cho tới hơi hướng hoang dã

Những Loại Hoa Cây Cảnh Đẹp Lạ Lùng

Nét đẹp lạ lùng của một số loài hoa cây cảnh, thực vật xanh luôn mang đến những giá trị về mặt khoa học, thẩm mỹ và tinh thần đối với mỗi người đam mê.

Không Gian Sống Bền Vững Với Hoa Cây Cảnh

Trong thời gian gần đây, đối mặt với tình hình biến đổi khí hậu, cụm từ “thiết kế bền vững” được nhắc đến nhiều.

Mê Cung - Kiệt Tác Cảnh Quan

Mê cung là một câu đố du lịch dưới dạng các lối đi phức tạp mà người chơi phải tìm ra con đường.

Cây Cảnh Đẹp Việt Nam

Cây cảnh đẹp của dân chơi cây cảnh Phú Thọ có cái tên rất kêu “Tùng cổ long ẩn” vốn dĩ là mơ ước của nhiều dân chơi cây cảnh, đặc biệt hơn nó được biết đến với danh hiệu top 100 cây cảnh đẹp nhất thế giới.

Hoa Cây Cảnh Nghệ Tây Và Uất Kim Hương

Sau hoa cây cảnh Thủy tiên thì Nghệ tây và Uất Kim Hương là những loại hoa cây cảnh mùa xuân được ưa chuộng nhất.

Giao Hòa

Bà mẹ độc thân Laura sống với cô con gái 12 tuổi ở quận 2, bên bờ sông Sài Gòn. Bà là kiến trúc sư, kiêm thiết kế nội thất và thiết kế phong cảnh của một công ty cây cảnh uy tín tại Ý.